Ông Trần Thanh Tân–TGĐ đốc VFM: "Cổ phần hóa DNNN là cơ hội lớn nhưng hạn hẹp cho quỹ mở"
Giai đoạn hoạt động dưới mô hình quỹ mở đến cuối năm 2013 quỹ VF1 đã thu hẹp quy mô đến hơn 42,86%. Trong vòng 30 -45 ngày tới VFM sẽ có giấy phép và chính thức chào bán sản phẩm ETF tại Việt Nam.
Chiều ngày 25/03/2014, Đại hội nhà đầu tư thường niên năm 2013 của Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam – VF1 đã diễn ra thành công. Theo đó, tất cả các nội dung trình tại đại hội đều được nhà đầu tư thống nhất thông qua.
Năm 2013, Quỹ hoạt động đến ngày 08/10/2013, sau thời gian này quỹ đóng để chờ chuyển sang hoạt động theo mô hình quỹ mở. Giá trị tài sản ròng của Quỹ tại ngày 08/10/2013 là hơn 1.891 tỷ đồng, lãi từ đầu năm đến ngày 08/10/2013 là gần 371 tỷ đồng. NAV tại ngày 31/12/2013 là 1.088,4 tỷ đồng, tương đương 19.051 đồng/CCQ, tăng 25,3% so với đầu năm.
Như vậy trong giai đoạn hoạt động dưới mô hình quỹ mở , quỹ VF1 đã thu hẹp quy mô đến hơn 42,86%.
Năm 2014, Quỹ đầu tư VF1 sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược của quỹ đầu tư cân bằng và tận dụng cơ hội tăng trưởng của thị trường, theo đó tỷ lệ cổ phiếu sẽ duy trì ở mức cao và tỷ lệ tiền sẽ ở mức thấp theo quy định đầu tư của quỹ. Cụ thể, tài sản sẽ linh hoạt phân bổ 80 – 90% NAV vào cổ phiếu nhằm nắm bắt cơ hội tăng trưởng của thị trường cổ phiếu. 10 – 20% NAV còn lại sẽ tìm kiếm thu nhập ổn định từ lãi suất ngân hàng hoặc trái phiếu Chính phủ.
Quỹ vẫn tập trung vào cổ phiếu có nền tảng căn bản tốt, duy trì được sự tăng trưởng, lưu chyển tiền tệ mạnh và quản trị tốt. Danh mục chủ chốt (80% giá trị đầu tư) sẽ tập trung vào cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường, bên cạnh đó, Quỹ sẽ dành tối đa 20% giá trị đầu tư cho cổ phiếu vốn hóa vừa song vẫn đảm bảo thanh khoản.
Danh mục chủ chốt vẫn tiếp tục là các công ty sản xuất, công ty thuộc nhóm hàng tiêu dung, vật liệu, viễn thông, bán lẻ. Bên cạnh đó, Quỹ sẽ tìm cơ hội đầu tư trong những ngành có tính chu kỳ như Bất động sản, xây dựng, cơ sở hạ tầng….. nhằm đón đầu sự phục hồi từ sự giảm sau trong những năm trước và những khó khăn được xem là đáy trong năm 2013 và cơ hội mở rộng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới nhờ những thay đổi tích cực trong chình sách.
Điểm mới trong kỳ Đại hội năm nay là chương trình “mở” với việc đổi mới cách tương tác giữa các nhà quản lý quỹ và nhà đầu tư. Thảo luận tại Đại hội, nhà đầu tư đánh giá cơ hội đầu tư lớn cho các quỹ khi Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa, sắp xếp các DNNN. Phản hồi ý kiến này, ông Trần Thanh Tân – Tổng giám đốc VFM chia sẻ:
Đúng là cơ hội có nhiều, quy mô của 2 quỹ ETF nước ngoài tại Việt Nam hiện khoảng 800 triệu USD thật sự không nhiều để tìm kiếm các cơ hội cổ phần hóa tại Việt Nam. Chương trình CPH này là điểm hấp dẫn/phát triển đối với luồng vốn nước ngoài. Chúng tôi cũng nhìn thấy đó là cơ hội.
Tuy nhiên, cơ hội đầu tư vào DNNN cổ phần hóa đối với các quỹ mở là hạn hẹp do quy định chỉ được đầu tư vào cổ phiếu OTC có lộ trình niêm yết trong vòng 2 tháng (kể từ thời điểm quỹ đầu tư vào), nếu không cũng sẽ có những hạn chế khác. Dĩ nhiên, quỹ sẽ tìm kiếm, xem xét để có cơ hội tốt nhất.
Liên quan đến các sản phẩm phái sinh, quỹ mở, ông Tân cho biết, cách đây 2 tuần VFM đã nộp hồ sơ lên UBCKNN xin mở quỹ ETF – Đây là quỹ ETF đầu tiên của Việt Nam. Quỹ này sẽ đầu tư dựa trên bộ chỉ số VN30. Nếu điều kiện thuận lợi, trong vòng 30 -45 ngày tới VFM sẽ có giấy phép và chính thức chào bán sản phẩm này tại Việt Nam.
Tại Đại hội, đại diện VFM cho biết, công ty có một vài điều chỉnh liên quan đến tần suất giao dịch quỹ mở (từ 2 lần/tháng lên định kỳ 1 tuần/lần); mức ký quỹ, giá trị giao dịch, và phí…
Năm 2013, Quỹ hoạt động đến ngày 08/10/2013, sau thời gian này quỹ đóng để chờ chuyển sang hoạt động theo mô hình quỹ mở. Giá trị tài sản ròng của Quỹ tại ngày 08/10/2013 là hơn 1.891 tỷ đồng, lãi từ đầu năm đến ngày 08/10/2013 là gần 371 tỷ đồng. NAV tại ngày 31/12/2013 là 1.088,4 tỷ đồng, tương đương 19.051 đồng/CCQ, tăng 25,3% so với đầu năm.
Như vậy trong giai đoạn hoạt động dưới mô hình quỹ mở , quỹ VF1 đã thu hẹp quy mô đến hơn 42,86%.
Năm 2014, Quỹ đầu tư VF1 sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược của quỹ đầu tư cân bằng và tận dụng cơ hội tăng trưởng của thị trường, theo đó tỷ lệ cổ phiếu sẽ duy trì ở mức cao và tỷ lệ tiền sẽ ở mức thấp theo quy định đầu tư của quỹ. Cụ thể, tài sản sẽ linh hoạt phân bổ 80 – 90% NAV vào cổ phiếu nhằm nắm bắt cơ hội tăng trưởng của thị trường cổ phiếu. 10 – 20% NAV còn lại sẽ tìm kiếm thu nhập ổn định từ lãi suất ngân hàng hoặc trái phiếu Chính phủ.
Quỹ vẫn tập trung vào cổ phiếu có nền tảng căn bản tốt, duy trì được sự tăng trưởng, lưu chyển tiền tệ mạnh và quản trị tốt. Danh mục chủ chốt (80% giá trị đầu tư) sẽ tập trung vào cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường, bên cạnh đó, Quỹ sẽ dành tối đa 20% giá trị đầu tư cho cổ phiếu vốn hóa vừa song vẫn đảm bảo thanh khoản.
Danh mục chủ chốt vẫn tiếp tục là các công ty sản xuất, công ty thuộc nhóm hàng tiêu dung, vật liệu, viễn thông, bán lẻ. Bên cạnh đó, Quỹ sẽ tìm cơ hội đầu tư trong những ngành có tính chu kỳ như Bất động sản, xây dựng, cơ sở hạ tầng….. nhằm đón đầu sự phục hồi từ sự giảm sau trong những năm trước và những khó khăn được xem là đáy trong năm 2013 và cơ hội mở rộng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới nhờ những thay đổi tích cực trong chình sách.
Điểm mới trong kỳ Đại hội năm nay là chương trình “mở” với việc đổi mới cách tương tác giữa các nhà quản lý quỹ và nhà đầu tư. Thảo luận tại Đại hội, nhà đầu tư đánh giá cơ hội đầu tư lớn cho các quỹ khi Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa, sắp xếp các DNNN. Phản hồi ý kiến này, ông Trần Thanh Tân – Tổng giám đốc VFM chia sẻ:
Đúng là cơ hội có nhiều, quy mô của 2 quỹ ETF nước ngoài tại Việt Nam hiện khoảng 800 triệu USD thật sự không nhiều để tìm kiếm các cơ hội cổ phần hóa tại Việt Nam. Chương trình CPH này là điểm hấp dẫn/phát triển đối với luồng vốn nước ngoài. Chúng tôi cũng nhìn thấy đó là cơ hội.
Tuy nhiên, cơ hội đầu tư vào DNNN cổ phần hóa đối với các quỹ mở là hạn hẹp do quy định chỉ được đầu tư vào cổ phiếu OTC có lộ trình niêm yết trong vòng 2 tháng (kể từ thời điểm quỹ đầu tư vào), nếu không cũng sẽ có những hạn chế khác. Dĩ nhiên, quỹ sẽ tìm kiếm, xem xét để có cơ hội tốt nhất.
Liên quan đến các sản phẩm phái sinh, quỹ mở, ông Tân cho biết, cách đây 2 tuần VFM đã nộp hồ sơ lên UBCKNN xin mở quỹ ETF – Đây là quỹ ETF đầu tiên của Việt Nam. Quỹ này sẽ đầu tư dựa trên bộ chỉ số VN30. Nếu điều kiện thuận lợi, trong vòng 30 -45 ngày tới VFM sẽ có giấy phép và chính thức chào bán sản phẩm này tại Việt Nam.
Tại Đại hội, đại diện VFM cho biết, công ty có một vài điều chỉnh liên quan đến tần suất giao dịch quỹ mở (từ 2 lần/tháng lên định kỳ 1 tuần/lần); mức ký quỹ, giá trị giao dịch, và phí…
Q.Nguyễn
Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa: