SSI: VN-Index có thể đạt 590-600 điểm cuối năm 2014
Ngành công nghiệp và các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng như xây dựng, vật liệu xây dựng, khu công nghiệp và cầu cảng là các ngành SSI ưa thích trong năm nay
Nền kinh tế đã chạm đáy với vĩ mô ổn định, hầu hết các yếu tố đang chờ để cất cánh
Mặc dù sự phục hồi diễn ra từ từ với sự hỗ trợ liên tục từ nguồn vốn FDI, hai cải cách quan trọng là cải cách hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cuối cùng cũng có những động lực ban đầu. SSI kỳ vọng cả 2 mảng này sẽ được thúc đẩy cải cách mạnh mẽ trong năm 2014.
Công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng bước đầu đã có những tiến bộ đáng khích lệ trong năm 2013 với sự ra đời của VAMC mua lại nợ xấu của các NHTM. VAMC sẽ tiếp tục chương trình mua lại nợ xấu trong năm 2014 và theo SSI việc cơ cấu lại các khoản nợ xấu là cơ bản hơn nhiều và SSI kỳ vọng nó sẽ diễn ra trong năm nay. Thông tư 02 (quy định mới về việc đánh giá lại các khoản nợ xấu) không bị trì hoãn. Quá trình tái cơ cấu nợ sẽ được tiếp tục và SSI hy vọng nợ xấu thực sự sẽ không gia tăng quá mạnh do ảnh hưởng bởi Thông tư 02.
SSI cho rằng năm 2014 có thể là thời gian xem xét lại ngành ngân hàng, mặc dù không phải ngay lập tức nhưng đến hết quý 1/2014, khi các ngân hàng công bố KQKD năm 2013 và có hình ảnh rõ ràng hơn vào năm 2014. Sau 2 năm vật lộn với khó khăn thì hầu hết các ngân hàng đều áp dụng các biện pháp chặt chẽ, cắt giảm chi phí hoạt động như giảm nhân viên, giảm lương và cơ cấu lại tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động. Phát triển ngân hàng bán lẻ và cho vay tiêu dùng là lựa chọn cho các ngân hàng để bù đắp cho việc giảm tỷ lệ lãi cận biên (NIM).
SSI giả định rằng ngành ngân hàng cần ít nhất 3 năm để làm sạch bảng cân đôi kê toán, dựa trên các dữ liệu về PPOP (Pre-Provision Operating Profit – lợi nhuận trước khi dự phòng) của toàn ngành ngành hàng trong năm 2012 là khoảng 42% nợ xấu chính thức 4,6%. Với quá trình trích lập dự phòng lại nợ xấu bắt đầu tư nửa sau năm 2012, SSI tin rằng năm 2014 là năm thứ 3 của quá trình này và đó là lí do tại sao SSI cho rằng năm 2014 sẽ là năm để đánh giá lại cơ hội đầu tư vào ngành ngân hàng.
Quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước sẽ không phải là “cưỡi ngựa xem hoa”. Động lực đằng sau công cuộc cải cách DNNN phải là việc cơ cấu lại nợ và tình trạng yếu kém tài chính của các tổng công ty lớn. Trong năm 2013 một số tập đoàn kinh tế đã cam kết tái cơ cấu và được Chính phủ chấp thuận. Do đó năm 2014, SSI kỳ vọng sẽ nhìn thấy các DNNN tuân thủ việc thực thi các kế hoạch như thoái vốn đầu tư ngoài ngành, làm sạch bảng cân đối kế toán, thực hiện các chính sách để sửa chữa các sai lầm trong quá khứ và nên “nói ít làm nhiều”.
Cả hai cuộc cải cách này, tái cơ cấu vốn là chía khóa. Tuy nhiên không dễ dàng trì để thu hút vốn bên ngoài trong bối cảnh các nhà đầu tư trở nên cẩn trọng hơn khi đầu tư vào các ngân hàng hay các DNNN do lo ngại rủi ro và hiệu quả hoạt động. Điều này, đến lượt nó lại đẩy nhanh cả 2 cuộc cải cách trên. Không ngạch nhiên khi chúng ta sẽ thấy việc thoái vốn và IPO sẽ được đẩy mạnh hơn trong thời gian tới. Khi nghị quyết 01 của Chính phủ ban hành ngày 3/1/2014 về nới lỏng các điều kiện bán cổ phần ngân hàng trong nước cho các nhà đầu tư nứoc ngoài, SSI kỳ vọng sẽ thấy nhiều hơn các giao dịch M&A ngành ngân hàng trong thời gian tới.
VN-Index sẽ tăng 17-20% trong năm 2014
SSI tin rằng trong năm 2014 VN-Index có thể tăng 17-20% so với cuối năm 2013 (tương đương VN-Index có thể đạt 590-600 điểm cuối năm). Nếu đặt tỷ lệ cổ tức là 5% thì tỷ suất lợi nhuận bình quân từ TTCK Việt Nam sẽ đạt khoảng 23% trong năm 2014. Điều này dựa trên dự báo EPS năm 2014 sẽ tăng khoảng 7%, PE khoảng 10.7 so với mức 12 -13 lần đầu năm, thị trường tích cực nhờ sự cải thiện kinh tế vĩ mô dần dần và các giải pháp hỗ trợ thị trường sắp diễn ra như tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, IPO các doanh nghiệp lớn hay M&A ngân hàng.
Tăng trưởng lợi nhuận sẽ cao hơn trong năm 2014, chi phí lãi vay sẽ như năm 2013. Năm 2013 chi phí lãi vay được hỗ trợ bởi lãi suất giảm, chi phí đầu vào giảm và chi phi hoạt động giảm trong khi tăng trưởng khá yếu do ảnh hưởng của kinh tế khó khăn chung. SSI dự đoán mức tăng trưởng doanh thu năm 2014 sẽ tốt hơn năm 2013 trong khi tỷ suất lợi nhuận sẽ được duy trì nhờ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (từ 25% năm 2013 xuống 22% năm 2014). Tăng trưởng EPS bình quân năm 2014 dự kiến đạt 9% (năm 2013 là -5%) và lợi tức dự kiến năm 2014 đạt 5% (như năm 2013).
Ngành xây dựng và liên quan đến cơ sở hạ tầng được ưa thích
Ngành công nghiệp và các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng như xây dựng, vật liệu xây dựng (FCN, CII), khu công nghiệp và cầu cảng là các ngành SSI ưa thích trong năm nay. Các ngành được đánh giá cao (overweight) là ngành chăn nuôi (DBC), dệt may (TCM, EVE), dược (DHG), hạt nhựa (BMP), dầu khí (GAS, PVS, PVD), công nghệ thông tin (FPT), trong khi ngành đường, cao su tự nhiên, ngân hàng được đánh giá là kém hẫp dẫn (underweight).
Cổ phiếu đầu cơ sẽ rất hấp dẫn
Khi nền kinh tế chạm đáy, hàng loạt các ngành khác nhau sẽ xuất hiện các cơ hội đầu cơ. SSI cho rằng ngành tiêu dùng đã chạm đáy vào nửa đầu năm 2013 trong khi ngành Ngân hàng, bất động sản và một số ngành hàng vẫn chưa chạm đáy. Đối với các công ty đầu cơ, SSI nhấn mạnh rằng các công ty này rất có giá trị khi chuyển từ trạng thái lỗ sang trạng thái “có lãi” và bảng cân đối kê toan của nọ vẫn còn chịu áp lực ở một mức độ nhất định. Với các cổ phiếu này đặc biệt là nhóm cổ phiếu midcap và smallcap sẽ rất hấp dẫn các NĐT đặc biệt là NĐT cá nhân trong năm 2014.
Phương Mai
Trí Thức Trẻ