MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TGĐ VFM: Chu kỳ tăng trưởng 5 năm có thể bắt đầu từ năm 2014

Chúng ta không hoàn toàn kỳ vọng thị trường sẽ tăng vọt như năm 2007 nhưng “một chu kỳ tăng trưởng bền vững, an toàn và có chiều sâu chắc chắn sẽ xảy ra”.

Phát biểu tại Hội nghị Phát triển thị trường chứng khoán năm 2014, ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc công ty quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM) cho rằng năm 2014 bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới cho nền kinh tế Việt Nam và có thể kéo dài đến 2020.

Theo chia sẻ của ông Tân, tất cả các thành viên trong CLB quản lý quỹ nhìn năm 2013 khá dũng cảm, nhiều công ty quản lý quỹ chấp nhận những gì đã cũ và không thích hợp thì đóng lại và hướng về phía trước mặc dù các công ty quản lý quỹ khá vất vả khi quy mô quản lý vốn giảm xuống, doanh thu giảm và chi phí bị ảnh hưởng.

Trong năm qua VFM đã chuyển gần như toàn bộ quỹ đóng đang quản lý thành quỹ mở và chấp nhận để nhà đầu tư rút vốn. Quy mô quản lý của VF1 từ 2.000 tỷ đồng hiện NĐT rút 50% còn 1.000 tỷ. Theo ông Tân, VFM vẫn kiên trì tái cấu trúc danh mục và trong năm 2014 đã lãi khoảng 600 tỷ, danh mục quản lý vẫn ổn. Hiện nay xuất hiện dòng tiền đổ vào các quỹ mở (hiện NAV của VF1 hơn 21.000 đồng/ccq).

Tại hội nghị này năm trước, ông Tân đã phát biểu rằng những người trụ lại cuối cùng trên thị trường sẽ được thưởng xứng đáng và với những kết quả đạt được trong năm 2013 có vẻ không tệ.

Các công ty quản lý quỹ nhìn năm 2014 như thế nào?

Theo ý kiến của ông Tân, các ý kiến phát biểu trên thị trường và các tham luận của các CTCK cho thấy một không khí lạc quan và ông Tân hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Ông Tân cho rằng năm 2014 là một năm mở đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới. Chúng ta không hoàn toàn kỳ vọng nó sẽ tăng vọt như năm 2007 nhưng “một chu kỳ tăng trưởng bền vững, an toàn và có chiều sâu chắc chắn sẽ xảy ra”.

Về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và nước ngoài ổn định, gói nới lỏng định lượng QE3 bị giảm đi và có ý kiến cho rằng nó sẽ ảnh hưởn không nhỏ tới thị trường, tuy nhiên nếu theo dõi thì những thị trường bị ảnh hưởng mạnh như Nam Phi, Brazil, Indonesia, Ấn độ, Việt Nam dòng vốn quay lại cao hơn dòng vốn rút ra.

Các định chế tài chính quốc tế khẳng định quá trình tái cấu trúc và cải cách nền kinh tế Việt Nam có hiệu quả và đi đúng hướng, điều này là một trong các điểm tác động vào sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam.

Điểm kế tiếp tất cả chúng ta ít để ý Việt Nam đang trong giai đoạn tháp tăng trưởng dân số vàng nghĩa là nguồn lực nhu cầu tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tháp vàng này phát triển chúng ta có cơ hội cho chu kỳ tăng trưởng kế tiếp, điều này kích thích tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong thời gian tới.

Kinh tế vĩ mô ổn định, chính trị ổn định đã khiến dòng vốn FDI và FII chảy mạnh vào Việt Nam và xu hướng này sẽ không thay đổi trong thời gian tới, ngoài ra, việc đàm phán TPP nếu thành công sẽ tác động vào xuất khẩu mạnh mẽ đặc biệt là các doanh nghiệp đã đi qua bước lọc của năm 2013 khó khăn, trụ được sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Các yếu tố này tích tụ tạo chu kỳ tăng trưởng trong thời gian tới bắt đầu trong năm 2014 này.

Điểm mấu chốt cuối cùng là chương trình cổ phần hóa của Chính phủ Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn FII trong thời gian tới. Theo ông Tân, những năm trước các quỹ tiếp xúc với NĐT nước ngoài đều lỗi hẹn với họ. Để dòng vốn chảy mạnh vào Việt Nam, ngoài việc hàng hóa trên sàn tốt, mở room, để tập trung mạnh mẽ và quảng bá các sản phẩm quỹ ra thị trường quốc tế thì phải dựa trên việc cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn.

Theo ông Tân, những điểm mạnh nói trên tạo thành những điểm tích tụ trên TTCK để tạo ra chu kỳ tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Ông Tân khá lạc quan và cho rằng vòng tăng trưởng này có thể kéo dài từ năm 2014-2020 (chu kỳ 5 năm) và hy vọng rằng những người trụ lại cuối cùng trên TTCK Việt Nam là những người đầu tiên được tận hưởng chu kỳ tăng trưởng mới đó.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên