Top 10 người giàu nhất TTCK Việt Nam: Giá cổ phiếu giảm mạnh dù hoạt động kinh doanh tốt lên
Bất chấp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện thì giá cổ phiếu HAGL, Masan, Hòa Phát hay Thế giới Di động đều giảm giá mạnh trong năm 2015.
- 23-12-2015Những cái tên “mới toanh” trong Top người giàu sàn chứng khoán Việt Nam 2015
- 31-12-2014Cần ít nhất 1.800 tỷ để gia nhập Top10 người giàu nhất TTCK Việt Nam
Còn 5 phiên giao dịch nữa mới kết thúc năm 2015, tuy nhiên danh sách 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam gần như đã “an bài”. Hiện chỉ có vị trí thứ 10, bà Trương Thị Lệ Khanh và thứ 11, ông Nguyễn Duy Hưng là chưa chắc chắn khi mà khoảng cách giữa 2 người chỉ là vài chục tỷ đồng.
Năm ngoái, để gia nhập Top 10 cần đến khối tài sản trị giá ít nhất 1.800 tỷ đồng, trong khi đó, tiêu chuẩn của năm nay đã hạ xuống còn 1.400 tỷ. Điều này phần nào cho thấy bầu không khí “kém vui” của những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam khi mà cổ phiếu của họ hầu hết đếu có diễn biến không tích cực.
Tổng giá trị cổ phiếu của 10 người giàu nhất sàn chứng khoán tính đến thời điểm 24/12/2015 đạt hơn 46.300 tỷ - giảm 3.000 tỷ so với cách đây một năm
10 người giàu nhất sàn chứng khoán tính đến ngày 24/12/2015
Ngoại trừ Vingroup (VIC) tăng nhẹ 3% kể từ đầu năm đến nay cùng thì cổ phiếu của các doanh nghiệp còn lại như Hòa Phát, Masan Group, HAGL, Vĩnh Hoàn,Thế giới Di động đều giảm. Tình cảnh này hoàn toàn trái ngược so với cách đây 1 năm khi hầu hết tài sản của mọi người trong Top 10 đều tăng trưởng.
Bất chấp kết quả kinh doanh được cải thiện với sản phẩm mới đưa vào khai thác là bò thịt thì cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai vẫn giảm gần 50% trong năm qua. Biến động này làm cho lượng cổ phiếu của bầu Đức “bốc hơi” 3.800 tỷ đồng xuống còn 3.860 tỷ - mức thấp nhất kể từ khi niêm yết.
Masan, Hòa Phát và Thế giới Di động cũng ở trong tình cảnh kết quả kinh doanh đi lên còn giá cổ phiếu đi xuống.
Sau khi lãi đột biến từ hạch toán dự án Mandarin Garden trong năm ngoái, Hòa Phát vẫn tiếp tục tăng trưởng nhẹ với động lực tăng trưởng đến từ ngành thép. Trong năm nay, ông Trần Đình Long đã vượt qua bầu Đức để trở thành người giàu thứ 2 trên thị trường chứng khoán. Vợ ông Long, bà Vũ Thị Hiền đứng ở vị trí thứ 9.
Giá cổ phiếu đi xuống dù kết quả kinh doanh tăng trưởng
So với Top 10 năm 2014, Top 10 hiện tại có 2 sự thay đổi với việc bà Chu Thị Bình (Thủy sản Minh Phú) và ông Lê Phước Vũ (Hoa Sen Group) rời danh sách. Minh Phú hiện đã hủy niêm yết trong khi ông Lê Phước Vũ đã bán bớt lượng cổ phiếu của mình. Thay thế là ông Nguyễn Văn Đạt (PDR) và bà Trương Thị Lệ Khanh.
Ông Nguyễn Văn Đạt là người có tài sản tăng mạnh nhất trong Top 10, tăng gần 30%. Tuy nhiên tăng trưởng không đến từ việc cổ phiếu tăng giá mà từ việc mua thêm cổ phiếu.
Trí Thức Trẻ