“Trước khi làm đẹp cần biết giá trị thực của chúng ta”
Khi các FTA mở ra, cho phép NĐT nước ngoài đến Việt Nam qua lộ trình dễ dàng hơn, họ có khả năng thâu tóm dễ hơn vì vậy DN cần chuẩn bị cho khả năng bị thâu tóm, cạnh tranh khi tìm vốn.
Chiều ngày 24/09/2014, trong khuôn khổ Diễn đàn Việt Nam CEO Forum 2014 với chủ đề “CEO 3.0: Bước đi nào cho cuộc chơi mới?”, tại buổi tranh luận chủ đề Chiến lược tài chính: Cuộc tìm kiếm “dòng hải lưu”, ông Johan Nyvene – Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh đã có những chia sẻ khá thú vị về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt trước bối cảnh mới.
Ông đánh giá thế nào về cơ hội phát triển thị trường vốn trong cuộc “tìm kiếm dòng hải lưu” từ việc Cộng đồng kinh tế Asean có hiệu lực, Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với các đối tác tới đây?
Đối với thị trường tài chính, ta có thể nhìn thấy biển lớn rất nhiều trên thế giới. Thống kê cho thấy, một công ty quản lý quỹ đầu tư ở Mỹ có thể quản lý vài tỷ đến vài chục tỷ USD, đồng nghĩa rằng dòng tiền đâu tư ở trên thế giới là rất nhiều. Nhưng biển mặn, và chúng ta có thể chết khát ở biển khơi. Chúng ta thấy rất nhiều dòng tiền đầu tư, nhưng khó mà lấy được tiền đó về phục vụ sản xuất.
Ở một nền kinh tế Việt Nam chưa đạt được mức nền kinh tế mới nổi nên để gọi nguồn vốn đầu tư từ thị trường tài chính lớn là không dễ dàng, dễ bị “khát vốn”.
Riêng nói về thị trường chứng khoán, tôi đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển khá tốt dù cho có nhiều ý kiến trái chiều rằng trong 14-15 năm qua TTCK Việt Nam phát triển chậm. Bởi, trong bối cảnh chung năm 2007-2008 Việt Nam bị ảnh hướng lớn bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, TTCK VN đã có mức phát triển chững lại.
Trong 2-3 năm gần đây, chúng tôi thấy TTCK Việt Nam có tiềm lực phát triển lớn. Thống kê sơ bộ cho thấy, số lượng người tham gia đầu tư thực sự quá nhỏ so với quy mô vốn hóa của thị trường.
Trong 90 triệu người Việt Nam có khoảng 2 triệu tài khoản chứng khoán nhưng chỉ đến khoảng 500.000 người đầu tư thực sự. Vốn hoá TTCK khoảng 50-60 tỷ USD, chỉ khoảng gần 40%GDP. Qua đó cho thấy tiềm lực phát triển cho TTCK còn rất lớn - ở thị trường phát triển vốn hóa thị trường thậm chí phải là cấp số nhân GDP.
Thêm vào đó 2 công cụ chính của TTCK là cổ phiếu và trái phiếu, nhưng hiện chúng ta mới nhìn vào thị trường cổ phiếu. Tôi nghĩ tiềm lực còn nhiều hơn nữa nhờ sự phát thị trường trái phiếu trong tương lai.
Theo ông khi các FTA giữa Việt Nam và các đối tác có hiệu lực, Việt Nam hội nhập sâu hơn, các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức gì trên thị trường vốn?
Tôi không đi sâu vào các hiệp định thương mại tự do nhưng tất cả các hiệp định thương mại đều mang cho ta một lộ trình cho các doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ngành nghề ở các nước phát triển. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt cần phải làm những việc chuẩn bị cho hội nhập, tức là công ty chưa có kiểm toán hay vay mượn nhiều hơn khả năng, hay giá cổ phiếu trên trời đều phải thay đổi.
Khi các hiệp định thương mại mở ra, cho phép các NĐT nước ngoài đến với Việt Nam qua lộ trình dễ dàng hơn, họ có khả năng thâu tóm ta dễ hơn, có tiềm lực tài chính để làm việc đó. Trong bối cảnh tìm kiếm nguồn vốn các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho khả năng bị thâu tóm, chuẩn bị cho sự cạnh tranh khi tìm nguồn vốn.
Những hiệp định thương mại tự do đều có điểm chung là hướng đến mở cửa thị trường và bình đẳng hóa sự cạnh tranh, càng ngày các bên đều phải chuẩn hóa môi trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận nhiều hơn thị trường, tiếp cận với doanh nghiệp Việt, và đầu tư sâu rộng hơn.
Nghịch lý rằng, có những doanh nghiệp tốt, thị trường xuất khẩu, sản phẩm bán tốt không dễ thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Bởi khi doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận họ thấy rằng doanh nghiệp vẫn dùng tiền công ty để đầu tư bất động sản; dòng tiền không đủ để trả nợ khi lãi suất tăng cao vì vậy khó thu hút nhà đầu tư.
Đối với ngành tư vấn M&A, khi nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu doanh nghiệp Việt Nam họ bị thu hút bởi những ngành tiếp cận thị trường như thực phẩm, bán lẻ, mua bán nhanh…Nhưng số doanh nghiệp Việt đáp ứng được bài toán của họ đưa ra để bắt đầu một cuộc thương lượng là rất ít.
Vì vậy, những hiệp định thương mại chắc chắn sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam hướng đến những chuẩn mực các tiêu chuẩn Việt Nam phải đạt đến để “chơi” được với DN nước ngoài. Sớm muộn gì những doanh nghiệp tốt như nêu trên phải cạnh tranh với những doanh nghiệp có thể đáp ứng tiêu chí đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp này cũng phải minh bạch tài chính, giảm nợ hay làm lợi cho cổ đông mới thu hút vốn nước ngoài.
Vậy theo ông các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên làm gì để có thể "tiếp cận" được nguồn vốn mới này?
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có một tỷ trọng khá lớn là công ty gia đình. Tôi muốn nói rằng, trước khi làm đẹp cần biết giá trị thực của chúng ta như thế nào. Giá trị đó có thể được đánh giá hoặc nhờ tư vấn đánh giá nhưng phải dựa trên nguyên lý cơ bản về tài chính thì mới có khả năng tiếp cận NĐT, thương thảo với họ để biết ta cần họ hay họ cần ta ở mức độ nào. Từ đó, hai bên có thể gặp nhau ở một mức giá dù cho giá đó như thế nào thì nó cũng “thuận mua vừa bán”.
Kinh nghiệm của tôi - cái mà tôi thường thấy là bên mua luôn muốn mua rẻ, bán thì muốn bán đắt, nhưng cần “vừa phải” để thương lượng được. Nếu người chủ doanh nghiệp chỉ dựa trên kiến thức mơ hồ để đưa ra giá “mấy chấm” thì rất nguy hiểm, và nhiều doanh nghiệp “phơi nắng phơi sương mãi” không có người mua là vậy.
>>Tổng giám đốc HSC: "Chúng tôi lạc quan một cách dè dặt"
>>CEO HSC: Thị trường đang ở ngưỡng có thể hưng phấn hơn
Ông đánh giá thế nào về cơ hội phát triển thị trường vốn trong cuộc “tìm kiếm dòng hải lưu” từ việc Cộng đồng kinh tế Asean có hiệu lực, Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với các đối tác tới đây?
Đối với thị trường tài chính, ta có thể nhìn thấy biển lớn rất nhiều trên thế giới. Thống kê cho thấy, một công ty quản lý quỹ đầu tư ở Mỹ có thể quản lý vài tỷ đến vài chục tỷ USD, đồng nghĩa rằng dòng tiền đâu tư ở trên thế giới là rất nhiều. Nhưng biển mặn, và chúng ta có thể chết khát ở biển khơi. Chúng ta thấy rất nhiều dòng tiền đầu tư, nhưng khó mà lấy được tiền đó về phục vụ sản xuất.
Ở một nền kinh tế Việt Nam chưa đạt được mức nền kinh tế mới nổi nên để gọi nguồn vốn đầu tư từ thị trường tài chính lớn là không dễ dàng, dễ bị “khát vốn”.
Riêng nói về thị trường chứng khoán, tôi đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển khá tốt dù cho có nhiều ý kiến trái chiều rằng trong 14-15 năm qua TTCK Việt Nam phát triển chậm. Bởi, trong bối cảnh chung năm 2007-2008 Việt Nam bị ảnh hướng lớn bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, TTCK VN đã có mức phát triển chững lại.
Trong 2-3 năm gần đây, chúng tôi thấy TTCK Việt Nam có tiềm lực phát triển lớn. Thống kê sơ bộ cho thấy, số lượng người tham gia đầu tư thực sự quá nhỏ so với quy mô vốn hóa của thị trường.
Trong 90 triệu người Việt Nam có khoảng 2 triệu tài khoản chứng khoán nhưng chỉ đến khoảng 500.000 người đầu tư thực sự. Vốn hoá TTCK khoảng 50-60 tỷ USD, chỉ khoảng gần 40%GDP. Qua đó cho thấy tiềm lực phát triển cho TTCK còn rất lớn - ở thị trường phát triển vốn hóa thị trường thậm chí phải là cấp số nhân GDP.
Thêm vào đó 2 công cụ chính của TTCK là cổ phiếu và trái phiếu, nhưng hiện chúng ta mới nhìn vào thị trường cổ phiếu. Tôi nghĩ tiềm lực còn nhiều hơn nữa nhờ sự phát thị trường trái phiếu trong tương lai.
Theo ông khi các FTA giữa Việt Nam và các đối tác có hiệu lực, Việt Nam hội nhập sâu hơn, các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức gì trên thị trường vốn?
Tôi không đi sâu vào các hiệp định thương mại tự do nhưng tất cả các hiệp định thương mại đều mang cho ta một lộ trình cho các doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ngành nghề ở các nước phát triển. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt cần phải làm những việc chuẩn bị cho hội nhập, tức là công ty chưa có kiểm toán hay vay mượn nhiều hơn khả năng, hay giá cổ phiếu trên trời đều phải thay đổi.
Khi các hiệp định thương mại mở ra, cho phép các NĐT nước ngoài đến với Việt Nam qua lộ trình dễ dàng hơn, họ có khả năng thâu tóm ta dễ hơn, có tiềm lực tài chính để làm việc đó. Trong bối cảnh tìm kiếm nguồn vốn các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho khả năng bị thâu tóm, chuẩn bị cho sự cạnh tranh khi tìm nguồn vốn.
Những hiệp định thương mại tự do đều có điểm chung là hướng đến mở cửa thị trường và bình đẳng hóa sự cạnh tranh, càng ngày các bên đều phải chuẩn hóa môi trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận nhiều hơn thị trường, tiếp cận với doanh nghiệp Việt, và đầu tư sâu rộng hơn.
Nghịch lý rằng, có những doanh nghiệp tốt, thị trường xuất khẩu, sản phẩm bán tốt không dễ thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Bởi khi doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận họ thấy rằng doanh nghiệp vẫn dùng tiền công ty để đầu tư bất động sản; dòng tiền không đủ để trả nợ khi lãi suất tăng cao vì vậy khó thu hút nhà đầu tư.
Đối với ngành tư vấn M&A, khi nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu doanh nghiệp Việt Nam họ bị thu hút bởi những ngành tiếp cận thị trường như thực phẩm, bán lẻ, mua bán nhanh…Nhưng số doanh nghiệp Việt đáp ứng được bài toán của họ đưa ra để bắt đầu một cuộc thương lượng là rất ít.
Vì vậy, những hiệp định thương mại chắc chắn sẽ buộc các doanh nghiệp Việt Nam hướng đến những chuẩn mực các tiêu chuẩn Việt Nam phải đạt đến để “chơi” được với DN nước ngoài. Sớm muộn gì những doanh nghiệp tốt như nêu trên phải cạnh tranh với những doanh nghiệp có thể đáp ứng tiêu chí đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp này cũng phải minh bạch tài chính, giảm nợ hay làm lợi cho cổ đông mới thu hút vốn nước ngoài.
Vậy theo ông các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên làm gì để có thể "tiếp cận" được nguồn vốn mới này?
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có một tỷ trọng khá lớn là công ty gia đình. Tôi muốn nói rằng, trước khi làm đẹp cần biết giá trị thực của chúng ta như thế nào. Giá trị đó có thể được đánh giá hoặc nhờ tư vấn đánh giá nhưng phải dựa trên nguyên lý cơ bản về tài chính thì mới có khả năng tiếp cận NĐT, thương thảo với họ để biết ta cần họ hay họ cần ta ở mức độ nào. Từ đó, hai bên có thể gặp nhau ở một mức giá dù cho giá đó như thế nào thì nó cũng “thuận mua vừa bán”.
Kinh nghiệm của tôi - cái mà tôi thường thấy là bên mua luôn muốn mua rẻ, bán thì muốn bán đắt, nhưng cần “vừa phải” để thương lượng được. Nếu người chủ doanh nghiệp chỉ dựa trên kiến thức mơ hồ để đưa ra giá “mấy chấm” thì rất nguy hiểm, và nhiều doanh nghiệp “phơi nắng phơi sương mãi” không có người mua là vậy.
>>Tổng giám đốc HSC: "Chúng tôi lạc quan một cách dè dặt"
>>CEO HSC: Thị trường đang ở ngưỡng có thể hưng phấn hơn
Thanh Giang