Vì sao nhiều nhà đầu tư ôm tiền?
Nếu xu thế hội nhập và hiệu ứng hội nhập mạnh mẽ hơn trong năm 2016, dòng vốn dịch chuyển ra khỏi các nước mới nổi có thể quay trở lại Việt Nam thì thị trường chứng khoán có thể hấp dẫn hơn so với năm 2015.
- 19-01-2016Ông Andy Ho: "Đã đến lúc mua vào"
- 19-01-2016Chứng khoán sẽ hồi phục hôm nay?
- 19-01-2016“Không có lý do gì phải vội vàng bán cổ phiếu”
- 13-01-2016Thị trường chứng khoán Việt Nam 2016: “Cửa thắng” có cao?
Áp lực rủi ro tỷ giá
Trao đổi với phóng viên, nhà đầu tư Nguyễn Thanh Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết diễn biến thị trường chứng khoán đang có diễn biến phức tạp, thanh khoản thấp, niềm tin vào thị trường suy giảm và áp lực bán ra lớn.
“Tôi tạm thời ngừng giao dịch, giữ tiền trong tài khản và ngồi im, quan sát nắm bắt diễn biến", anh Phương nói
Khi được hỏi vì sao nhiều nhà đầu tư như anh chọn đứng ngoài thị trường, anh Phương cho rằng do vấn đề lo ngại về rủi ro tỷ giá và ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá dầu, kinh tế Trung Quốc là những nguyên nhân khiến nhà đầu tư đang đứng ngoài thị trường”.
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước có phương thức điều hành tỷ giá trung tâm, tỷ giá có thể biến động theo ngày, nên nhiều nhà đầu tư xem việc theo dõi tỷ giá là một việc làm song hành với việc theo dõi bảng giá chứng khoán.
Theo tính toán, nếu tiền đồng mất giá 5% đồng nghĩa với việc tài sản trên thị trường chứng khoán cũng bị chiết khấu 5%.
Những lo ngại về tỷ giá cộng với ảnh hưởng có câu chuyện thị trường chứng khoán Trung Quốc mất điểm, giá dầu xuống thấp nhất trong vòng 10 năm qua khiến tâm lý đầu tư đang xuống rất thấp.
Cùng với đó, thị trường đang chứng kiến các nhà đầu tư ngoại liên tuc bán ròng. Theo các chuyên gia phân tích, áp lực bán của các nhà đầu tư nước ngoài nằm trong một xu thế rút vốn chung của các nhà đầu tư trên toàn thế giới ở các thị trường mới nổi và Việt Nam cũng chịu áp lực rất lớn này.
Chính sách điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng nhà nước đã giúp tỷ giá trên thị trường ổn định suốt 2 tuần qua nhưng nếu giá dầu tiếp tục giảm mạnh và Việt Nam tiếp tục nhập siêu suy giảm dự trữ ngoại tệ thì áp lực lên tỷ giá tiếp tục tăng cao.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính cao cấp phân tích về các ấn số trong năm 2016 nhà đầu tư cần quan tâm. Ông nhấn mạnh với việc đồng USD tăng giá, giá đồng Nhân dân tệ giảm đi tạo áp lực cho vấn đề tỷ giá của Việt Nam.
Vấn đề lãi suất và đặc biệt là lãi suất đối với đồng USD, khi FED điều chỉnh tăng lãi suất thì sẽ ảnh hưởng tới chi phí huy động vốn cho các dự án đối với cả Chính phủ và doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán thế giới biến động phức tạp do thị trường chứng khoán Trung Quốc có những biến động không khả quan.
Giá dầu nếu tiếp tục giảm sâu tác động tới Việt Nam trong cả thương mại, đầu tư, thị trường chứng khoán liên quan đến cổ phiếu ngành dầu khí cũng bị ảnh hưởng.
“Những biến động vĩ mô ở mức khó lường khiến nhà đầu tư cần cân nhắc và cẩn thận hơn trước những quyết định”, ông Lực cho hay.
Kênh đầu tư nào hấp dẫn?
Khi được hỏi kênh đầu tư nào hấp dẫn trong năm 2016, Tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng thị trường chứng khoán 2016 bị tác động mạnh mẽ.
Nếu xu thế hội nhập và hiệu ứng hội nhập mạnh mẽ hơn trong năm 2016, dòng vốn dịch chuyển ra khỏi các nước mới nổi có thể quay trở lại Việt Nam thì thị trường chứng khoán có thể hấp dẫn hơn so với năm 2015.
Kênh huy động tiền gửi tiết kiệm của Việt Nam hiện là kênh được lựa chọn nhiều nhất bởi trong tình thế lạm phát thấp, lãi suất tiền gửi là 6% đối với thời hạn 12 tháng (trong thời hạn dài hơn có thể là 6,5%) là hấp dẫn.
Thị trường bất động sản đang được cho là ấm lên nhưng tùy phân khúc và theo từng khu vực. Sự ấm lên của bất động sản sẽ có sàng lọc hơn trong năm 2016.
Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ rút dần khỏi kênh đầu tư vàng và ngoại tệ bởi hai kênh này không còn dư địa để lướt sóng đầu tư vì hiện nay lãi suất tiền gửi bằng USD đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh đưa về mức 0%, giá vàng khá ổn định trong 3 năm vừa qua, thậm chí còn giảm trong năm 2015.
Dự báo 2016 của giá vàng sẽ còn tiếp tục giảm trong khi USD được dự báo là tăng giá.
Người Đồng Hành