MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vinatex thoái vốn, tổ chức Hàn Quốc "được vượt rào" nắm 92,3% cổ phần chứng khoán KIS

Trên thực tế Luật chứng khoán chưa cho phép một nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ từ 49%-100% vốn của một CTCK trong nước.

Ngày 27/12/2013, UBCK Nhà nước đã ký quyết định chấp thuận giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần tại CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam.

Theo đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đăng ký thoái toàn bộ vốn tại CTCK KIS (tương đương 2,95 triệu cổ phần, 8,7% vốn). Ngoài ra 79 cổ đông khác đăng ký bán ra 9.175.288 cổ phần, giảm tỷ lệ nắm giữ từ 35,726% xuống 0,93% vốn của chứng khoán KIS.

Bên nhận chuyển nhượng là công ty TNHH Chứng khoán và Đầu tư Hàn Quốc – Korea Investment Securites Co.,Ltd (KIS) đã nhận chuyển nhượng 11.470.288 cổ phiếu từ tập đoàn Dệt may Việt Nam và 79 nhà đầu tư trên, nâng tỷ lệ nắm giữ tại chứng khoán KIS từu 48,795% lên 92,3% vốn của chứng khoán KIS.

Một điểm đáng nói ở đây là trên thực tế Luật chứng khoán chưa cho phép một nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ từ 49%-100% vốn của một CTCK trong nước. (xem thêm)

Theo quy định của Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, hoặc NĐT nước ngoài nắm giữ đến 49% vốn tại một CTCK, hoặc nắm giữ 100% vốn tại CTCK đó. (xem thêm)

Trường hợp của KIS ngày hôm nay là trường hợp đầu tiên trên TTCK Việt Nam một NĐT nước ngoài được cho phép nắm giữ từ 49%-100% vốn tại CTCK.

Trong quyết định của UBCK cho phép cổ đông KIS được chuyển nhượng cổ phiếu có ghi "các bên liên quan phải hoàn tất thủ tục trong vòng 90 ngày kể từ ngày quyết định này có hiệu lực, sau 90 ngày quyết định này mặc nhiên hết hiệu lực.

Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, sự “vượt rào” lần này của KIS sẽ mở màn cho việc nới quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các CTCK và tại các doanh nghiệp niêm yết trong thời gian tới.

Trước đó, CTCK Maybank KimEng là CTCK đầu tiên chuyển đổi thành CTCK 100% vốn ngoại là Maybank KimEng đã chuyển đổi từ công ty cổ phần thành công ty TNHH.

Phương Mai

phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên