Vui buồn mùa đại hội cổ đông: "Đại gia" cũng lỗ
Trong khó khăn vẫn có không ít DN đã “lội ngược dòng” khá ngoạn mục khi duy trì được tăng trưởng lợi nhuận khả quan.
Vì lẽ đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã ra quyết định đưa cổ phiếu này vào diện tạm ngưng giao dịch từ ngày 4-4-2013. Ngay sau đó, SJS đã có văn bản giải trình về các khoản lỗ nêu trên đồng thời đưa ra phương hướng khắc phục trong năm 2013. Theo SJS, trong năm 2012 Công ty chỉ tập trung vào xây dựng, đầu tư hoàn thiện hạ tầng các dự án và chưa triển khai kinh doanh bán hàng, nên chưa có doanh thu để bù đắp các khoản lỗ từ chi phí của Công ty.
Thêm vào đó, Công ty cũng phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư vào các dự án bất động sản và trích lập dự phòng đầu tư tài chính đối với những khoản mục đầu tư của đơn vị. Một số công ty con, công ty liên kết đang trong giai đoạn đầu tư, chưa có doanh thu để bù đắp chi phí quản lý, chi phí tài chính.
Từ đầu năm đến nay, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã ban hành quyết định hủy niêm yết đối với 3 cổ phiếu là SBS (Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín), VES (Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Điện Meeca Vneco) và VSG (Công ty CP Container Phía Nam). Theo đó, VES có kết quả kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, tương tự VSG cũng lỗ 3 năm liền và số lỗ lũy kế đến ngày 31-12-2012 là 140 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 110 tỷ đồng. Riêng SBS, dù mới chỉ lỗ trong năm 2012, nhưng số lỗ của Công ty này đã lên tới 1.767 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 1.266 tỷ đồng. Ngoài 3 cổ phiếu trên, tại sàn chứng khoán TP.HCM hiện đang có tới 56 cổ phiếu thuộc các diện cảnh báo, kiểm soát và tạm ngưng giao dịch. |
Tương tự như SJS, Công ty CP Licogi 16 (LCG) cũng khiến các cổ đông “sốc” nặng khi bất ngờ báo lỗ hơn 36 tỷ đồng trong năm 2012. Đây là năm đầu tiên LCG lỗ kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2006. Do vậy, tại Đại hội cổ đông được tổ chức hồi cuối tháng 3 vừa qua, các cổ đông đã thông qua việc không chia cổ tức cho năm tài chính 2012.
Hiện cổ phiếu LCG có giá chỉ 5.300 đồng/đơn vị và đang thuộc diện cảnh báo. Ngoài ra, Công ty cũng đang phải chịu áp lực rất lớn về nợ vay, đặc biệt là một số khoản nợ tổng cộng hơn 300 tỷ đồng sẽ đến hạn vào cuối tháng 3.
Ngoài ra, Công ty còn thiếu vốn lưu động do suy giảm dòng tiền kinh doanh chính và lượng tiền mặt còn rất ít. Nhiều DN tên tuổi khác như Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), Công ty CP Mía đường Lam Sơn (LSS), Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX), Công ty CP Container Phía Nam (VSG)… cũng góp mặt trong danh sách thua lỗ ngày một dài của năm 2012.
Trong khó khăn vẫn có không ít DN đã “lội ngược dòng” khá ngoạn mục khi duy trì được tăng trưởng lợi nhuận khả quan. Tiêu biểu như Công ty CP Sữa Việt Nam (VNM), Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS), Công ty CP Cơ điện lạnh (REE), Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII), Công ty CP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển (GMD), Tập đoàn Vingroup (VIC)…
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong năm 2012 lợi nhuận của VNM và GAS vẫn tăng trưởng khá cao thông qua hoạt động kinh doanh cốt lõi. Ngoài ra, bên cạnh hoạt động cốt lõi ổn định, nhiều DN cũng ghi nhận mức lợi nhuận tốt từ hoạt động đầu tư tài chính do tăng tỷ lệ đầu tư vào các DN thuộc các ngành trọng điểm, tiềm năng (REE), tiến hành chuyển nhượng cổ phần (CII) hay hoàn nhập dự phòng (GMD).
VCBS cũng cho rằng, mặc dù hoạt động trong các lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, nhưng VIC vẫn duy trì được mức tăng trưởng khả quan so với trung bình ngành do có một số lợi thế nổi trội về qui mô và hoạt động so với các DN khác trong ngành và nỗ lực trong hoạt động tái cơ cấu DN/tài chính.
Theo Nguyễn Hiền