WorldBank: Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa không phải thước đo duy nhất cho cải cách DNNN
Mục tiêu năm 2014 sẽ cổ phần hóa 200 DNNN nhưng đến nay mới cổ phần hóa được 71 DN.
Đây là nhận định của Ngân hàng thế giới – WorldBank trong Báo cáo “Điểm lại cập nhật thình hình phát triển kinh tế Việt Nam”.
Cụ thể, bản báo cáo này nhận định: Mặc dù đã tăng tốc mạnh hơn nhưng tiến độ cải cách khu vực DNNN vẫn tiếp tục chậm hơn so với chỉ tiêu đề ra.
Cụ thể, 74 DNNN đã được cổ phần hóa (CPH) vào năm 2013 (gấp 3 lần con số của năm 2011) và đà tăng tốc vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2014. Tuy nhiên, mục tiêu CPH 200 DNNN trong năm 2014 sẽ khó có khả năng trở thành hiện thực.
Theo bà Victoria Kwa Kwa – Giám đốc Quốc gia ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: Mục tiêu của Chính phủ là năm nay sẽ CPH khoảng 200 DN, tuy nhiên đến thời điểm này mới có 71 DN được CPH như vậy rõ ràng về con số là Việt Nam chưa hoàn thành mục tiêu đề ra.
“Tôi cho rằng, con số CPH được bao nhiêu doanh nghiệp không phải là thước đo duy nhất đánh giá sự thành công trong tiến trình cải cách DNNN của Chính phủ mà là CPH như thế nào mới là quan trọng để cải thiện hơn nữa thị trường chứng khoán và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN” – Bà Vitoria Kwa Kwa nói.
Về thoái vốn của DNNN, Việt Nam đã có một số tiến kể từ khi có Nghị định 71, trong đó có quy định quyền cầu tất cả các DNNN phi ngân hàng phải thoái vốn hoàn toàn khỏi 5 lĩnh vực (bao gồm: Bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm. chứng khoán) rủi ro ngoài ngành kinh doanh cốt lõi trước năm 2015 nhưng tốc độ cũng lại chậm hơn so với dự kiến.
“Việc thoái vốn đang được thực hiện nhưng có thể ít xảy ra các đợt thoái vốn quy mô lớn” – Tổ chức này nhận định
Bên cạnh đó, World Bank cũng cho rằng, để đạt được tiến bộ trong tương lai đòi hỏi phải tăng cường công khai thông tin, giám sát hiệu quả hoạt động, cải cách quản trị doanh nghiệp, đảm bảo minh bạch trong quá trình thoái vốn và đảm bảo cơ chế trách nhiệm giải trình rõ ràng trong việc giám sát hoạt động của DNNN.
Khung pháp lý cho việc cải cách cách DNNN đã được tiếp tục cường thông qua việc ban hành Nghị quyết 51, trong đó có một kế hoạch hành động toàn diện nhằm thúc đẩy tiến độ thoái vốn của DNNN.
Thêm vào đó, hai luật có liên quan –gồm Luật Quản lý tài sản và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh và Luật Doanh nghiệp đã được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vừa diễn ra (tháng 11/2014)
Xong World Bank cũng nhấn mạnh, Chính phủ đã rất rõ ràng về cải cách khu vực DNNN nhưng mấu chốt là phải đảm bảo thực hiện một cách nhất quán hơn để tạo ra sân chơi bình đẳng giữa DNNN với các khối doanh nghiệp khác về cả nguồn, đất đai và các ưu đãi khác.
Khánh Nhi