MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường cổ phiếu biến động mạnh, quỹ trái phiếu vẫn sống khỏe

Quỹ trái phiếu đang phát huy vai trò phòng thủ khi thị trường chứng khoán có những biến động khó lường trong năm 2018. Nhiều quỹ đầu tư trái phiếu nội đang ghi nhận thành tích tốt hơn hẳn so với thị trường. Dẫn đầu tăng trưởng là quỹ đầu tư trái phiếu Việt Nam – VFMVFB do CTCP quản lý quỹ đầu tư Việt Nam quản lý.

Cuối tháng 9, VN-Index ở mức 1.017,13 điểm, tăng 3,34% so với thời điểm cuối năm 2017, trong khi HNX-Index giảm 0,5% xuống 115,52 điểm. Sau khi tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1 với giá trị giao dịch bình quân hơn 9.000 tỷ đồng/ngày, thị trường đã giảm mạnh 18,19% và liên tục trong 3 tháng quý 2, đánh bay mọi thành quả của Vnindex. Bước sang quý 3, thị trường chỉ thực sự hồi phục hơn trong tháng 8.

Chính diễn biến thị trường như trên đã làm tác động đáng kể đến kết quả hoạt động kém tích cực của các quỹ đầu tư cổ phiếu. Đa số các quỹ có mức tăng trưởng NAV/CCQ khoảng 3%-4%, thấp hơn đáng kể so với lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 năm đang dao động ở mức 6,6% (tương ứng tỷ suất lợi nhuận thu về trong 9 tháng khoảng 5%).

Trong khi đó, ở các quỹ đầu tư trái phiếu nội lại ghi nhận thành quả ấn tượng trong 9 tháng đầu năm. Thành tích tốt nhất là VFB với NAV/CCQ sự tăng trưởng 1,52% trong quý 3/2018, cao hơn đáng kể so với biến động trong kỳ của chỉ số tham số nội bộ (Chỉ số tổng thu nhập trái phiếu kỳ hạn 3 năm do HNX công bố) là âm 1,99%. Ở thời điểm cuối tháng 9, NAV/CCQ là 17.514,92 đồng, tăng 0,6% so với cuối tháng 8, và tăng trưởng mạnh đến 9,32% tính từ đầu năm.

Dự báo cho cả năm 2018, VFB có thể đạt mức tăng trưởng 11%. Đây là mức tăng trưởng vượt trội so với kênh chứng khoán, tiền gửi ngân hàng, nắm giữ ngoại tệ…cho các nhà đầu tư năm nay. Tính trong 12 tháng gần nhất, lợi suất đầu tư của VFB đang ở mức 11,9%, còn nếu tính từ khi thành lập con số này 75%.

Theo sau là các quỹ khác cũng có kết quả tích cực, như BVBF có NAV/CCQ là 13.570 đồng, tăng 10,41% so với cùng kỳ và tăng 8,93% so với cuối năm 2017. Còn ở TCBF, quỹ đầu tư tỷ trọng lớn vào trái phiếu doanh nghiệp, có NAV/CCQ 12.473,91 đồng, không thay đổi nhiều so với tháng trước nhưng tăng 5,87% so với đầu năm. Còn ở VFF, NAV/CCQ tăng 5% so với thời điểm cuối năm, đạt 15.301 đồng.

Mang lại lợi nhuận an toàn, ổn định – là đặc trưng của trái phiếu được các nhà đầu tư tổ chức ưa thích và thêm vào rổ danh danh mục để đa dạng hóa đầu tư nhằm “tránh bão” lúc thị trường chứng khoán biến động mạnh, bảo toàn thành quả. Đơn cử như VFB, có thể mang về mức lợi nhuận lên đến 10,5%/năm trong năm 2018 – là con số hấp dẫn so với lãi suất gửi tiết kiệm và so với mức tăng trưởng của thị trường như hiện nay.

Ngoài ra, việc đầu tư vào trái phiếu không chỉ được hưởng lãi suất cố định mà trên thực tế còn thu lợi nhuận từ biến động giá (xuất hiện khi có những chuyển động về vĩ mô như lạm phát, lãi suất tiền gửi,…). Đồng nghĩa, các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao như các quỹ đầu tư trái phiếu có thể gia tăng hiệu quả đầu tư thông qua chiến lược mua bán lại trái phiếu. Đây cũng là điểm mấu chốt giúp các quỹ có được thành tích vượt trội hơn so với các quỹ khác, nhất là trong những lúc TPCP tăng lợi suất dẫn đến giá trái phiếu giảm, những quỹ đầu tư trái phiếu nhanh nhạy trong quyết định thanh lý TPCP trước khi hạ giá để hiện thực hóa lợi nhuận, từ đó dẫn đến lợi nhuận tốt hơn.

Chẳng hạn như giai đoạn tháng 4 sang tháng 5, VFB thực hiện khá tốt chiến lược này giúp NAV tăng trưởng mạnh 1,59%, đưa mức tăng trưởng NVA/CCQ từ đầu năm tới 31/5/2018 lên mức 7,27% Chủ yếu nhờ các quyết định đầu tư được thực hiện tại thời điểm cuối tháng 4 2018 bao gồm việc thanh hoán khoản đầu tư vào trái phiếu chính phủ (TPCP) và gia tăng tỷ trọng đầu tư vào các tài sản khác. Sau đó VFB chủ yếu giao dịch TPCP và đầu tư các tài sản khác, có những thời điểm tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi khá cao.

Với các thành tích trên, chứng chỉ quỹ mở trái phiếu như VFB là một kênh đầu tư dài hạn bằng tiền nhàn rỗi, không chỉ dành cho các NĐT tổ chức, mà kể cả những nhà đầu tư cá nhân có tiền nhàn rỗi và có nhu cầu đầu tư dài hạn có thể sở hữu gián tiếp trái phiếu thông qua mua chứng chỉ quỹ trái phiếu, thay vì phải chi rất nhiều tiền để mua lô lớn.

Thị trường cổ phiếu biến động mạnh, quỹ trái phiếu vẫn sống khỏe - Ảnh 1.

Ngày nay, việc đầu tư vào quỹ trái phiếu còn dễ dàng hơn nhờ các đơn vị quản lý quỹ đã phát triển nhiều sản phẩm và cải tiến các phương thức giao dịch mới. Chẳng hạn VFM đã phát triển thêm sản phẩm VF-iSAVING – chương trình đầu tư định kỳ, chỉ cần tối thiểu 1 triệu đồng/tháng. NĐT có thể thao tác đơn giản việc mở tài khoản giao dịch CCQ và điền lệnh, hoặc chấm dứt đầu tư định kỳ VF-iSAVING vào bất cứ lúc nào qua internet với ứng dụng VF-iTrade.

Tham khảo thông tin tại đây: http://bit.ly/vfmcafef01.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên