Thị trường hân hoan vì S&P 500 mấp mé ngưỡng cao nhất mọi thời đại, Phố Wall lắc đầu: Vì sao?
Ảnh: CNBC
Mặc cho thị trường lạc quan vào cuối năm 2023, Phố Wall nhận thấy chứng khoán không có nhiều khả năng tiếp tục tăng giá vào năm 2024.
- 01-01-2024Liệu nền kinh tế đã sẵn sàng cho việc cắt giảm lãi suất: 4 chỉ báo then chốt này tiết lộ manh mối cho FED
- 31-12-2023Sếp giao nhiệm vụ, người EQ cao không bao giờ nói 3 từ ‘cấm kỵ’ này, thay vào đó thực hiện 3 cách nâng cao được hình ảnh cá nhân
- 31-12-2023Thua chứng khoán, một loại tài sản chạm đáy 2 năm vì FED liên tục tăng lãi suất, nhưng đường dài mới biết ngựa hay
Kết thúc năm 2023, chỉ số S&P 500 tăng gần 24%. Ba chỉ số chính đã bật tăng trong hai tháng cuối năm 2023, vì sự chuyển hướng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khiến nhà đầu tư tin rằng lãi suất sẽ sớm giảm.
Nhưng mặc cho tâm lý lạc quan của thị trường vào cuối năm, Phố Wall nhận thấy không có nhiều khả năng chứng khoán tăng giá vào năm 2024. Nhiều chiến lược gia cho rằng cổ phiếu sẽ có mức tăng khiêm tốn vào năm tới.
Suy thoái kinh tế sẽ khiến giá cổ phiếu giảm?
Phần lớn sự khác biệt giữa phe dự đoán thị trường tăng (phe bò) và giảm (phe gấu) phụ thuộc vào dự đoán của các công ty về nền kinh tế trong năm mới.
Phần lớn những người cho rằng nền kinh tế sẽ tránh được suy thoái đã dự đoán S&P 500 đạt ít nhất 5.000 điểm vào năm 2024. Nhóm này bao gồm các công ty như Oppenheimer, Fundstrat, Goldman Sachs, Deutsche Bank và Bank of America.
Chuyên gia Brian Belski tại BMO cho rằng nếu suy thoái xảy ra vào năm tới thì nó cũng chỉ là “suy thoái trên danh nghĩa”. Trong báo cáo triển vọng năm 2024, chuyên gia Belski viết rằng họ sẽ tiếp tục đánh giá dựa trên tín hiệu từ thị trường lao động.
Còn tại Deutsche Bank, các nhà phân tích nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại và nước Mỹ sẽ “suy thoái nhẹ” trong năm 2024. Nhưng đối với chiến lược gia trưởng Binky Chadha, rủi ro suy thoái sẽ chỉ dẫn đến một đợt bán tháo khiêm tốn trong thời gian ngắn.
Một số đơn vị khác vẫn đánh giá áp lực từ suy thoái kinh tế đè nặng lên giá cổ phiếu vào năm 2014. Đặc biệt, JPMorgan dự đoán S&P 500 sẽ giảm xuống 4.200 điểm, tương đương giảm 12% trong năm 2024.
Các chiến lược gia của JPMorgan do Dubravko Lakos-Bujas dẫn đầu cho biết nếu FED không nhanh chóng nới lỏng, bối cảnh vĩ mô sẽ còn gặp nhiều thách thức hơn. Việc nới lỏng của FED là mấu chốt tranh luận giữa hai phe bò và phe gấu.
FED sẽ hạ lãi suất nếu nền kinh tế chậm lại một cách đáng kể, để nới lỏng các điều kiện tài chính và giúp duy trì hoạt động. Hoặc FED sẽ cắt giảm lãi suất vì lạm phát rơi về mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương nhanh hơn dự đoán.
Trong quá khứ, việc một cuộc suy thoái có xảy ra sau đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên hay không sẽ đóng một vai trò quan trọng quyết định mức tăng giảm của chứng khoán. Biểu đồ từ Goldman Sachs cho thấy cổ phiếu thường giảm nếu suy thoái kinh tế xảy ra trong 12 tháng sau đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của FED.
Nhóm cổ phiếu “Magnificent 7” liệu có thêm một năm rực rỡ hay không?
Một động lực to lớn cho sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong năm 2023 là 7 cổ phiếu công nghệ lớn: Apple, Alphabet, Microsoft, Amazon, Meta, Tesla và Nvidia.
Người đứng đầu Bank of America về chiến lược định lượng và vốn chủ sở hữu Savita Subramanian đã viết trong báo cáo tháng 12 rằng: “Chúng tôi dự đoán S&P 500 sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2024, với mục tiêu 5.000 điểm vào cuối năm. Nhưng không giống năm nay, khi mà nhóm Magnificent 7 đảm nhiệm 70% đà tăng, chúng tôi mong đợi sự trỗi dậy rộng rãi hơn”.
Tom Lee – người sáng lập Fundstrat – cho rằng sau đợt tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2023, cổ phiếu công nghệ sẽ không còn dẫn đầu vào năm tới. Trong dự đoán về năm 2024, chuyên gia Kostin tại Goldman Sachs cũng đánh giá cao các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, nhờ môi trường lãi suất giảm và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế được cải thiện.
Chuyên gia Brian Belski tại BMO viết trong báo cáo triển vọng năm 2024 của mình: “Chúng tôi tin rằng rất có khả năng ‘Magnificent 7’ sẽ không còn thống lĩnh về xu hướng hiệu suất trong năm 2024”.
Theo Yahoo Finance
Nhịp Sống Thị Trường