Liệu nền kinh tế đã sẵn sàng cho việc cắt giảm lãi suất: 4 chỉ báo then chốt này tiết lộ manh mối cho FED
Lúc này, tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư là thời điểm và tần suất cắt giảm lãi suất.
- 31-12-2023Sếp giao nhiệm vụ, người EQ cao không bao giờ nói 3 từ ‘cấm kỵ’ này, thay vào đó thực hiện 3 cách nâng cao được hình ảnh cá nhân
- 31-12-2023Thua chứng khoán, một loại tài sản chạm đáy 2 năm vì FED liên tục tăng lãi suất, nhưng đường dài mới biết ngựa hay
- 31-12-2023Bạn sang nhà chơi phát hiện ‘núi vàng, núi bạc’, chuyên gia nhận định ‘đây là kho báu hơn 100 tỷ’: Chưa kịp vui mừng tình bạn lâu năm đã sứt mẻ
Để ngăn nền kinh tế rơi vào suy thoái, các quan chức ngân hàng trung ương phát tín hiệu rằng quá trình cắt giảm lãi suất có thể diễn ra vào năm 2024. Lúc này, tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư là thời điểm và tần suất cắt giảm lãi suất.
Trong khi biểu đồ dot plot của các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) thể hiện sẽ có 3 đợt cắt giảm 0,25 điểm phần trăm vào năm 2024, các nhà đầu tư lại tin rằng sẽ có nhiều đợt cắt giảm hơn thế. Các thị trường tương lai hiện dự đoán lãi suất sẽ trong phạm vi mục tiêu là 3,5% - 4% vào cuối năm 2024, tương đương 6-7 lần cắt giảm 0,25 điểm phần trăm.
Thị trường chứng khoán tăng điểm khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất. Một khi lãi suất hạ xuống, các hoạt động kinh tế sẽ được thúc đẩy và mang lại lời lãi cho các nhà đầu tư tài sản rủi ro như cổ phiếu. Lợi suất trái phiếu giảm do dự đoán lãi suất sẽ thấp xuống trong năm mới.
Nhưng nhiều người ở Phố Wall cho rằng các nhà đầu tư đã mừng vội. Việc cắt giảm lãi suất sẽ bị hạn chế, trừ khi các nhà hoạch định chính sách có bằng chứng chắc chắn về suy thoái kinh tế.
Việc tăng lãi suất thường sẽ có độ trễ, vì vậy vài tháng tới sẽ là thời điểm quan trọng. Nếu những động cơ kéo nền kinh tế đi xuống có dấu hiệu tăng tốc, Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ phải cắt giảm lãi suất mạnh mẽ hơn để kích thích nền kinh tế. Nhưng nếu không, lãi suất có thể sẽ duy trì ở mức nền mới, nơi mà nền kinh tế ở trạng thái cân bằng và chính sách tiền tệ không quá chặt cũng không quá lỏng lẻo.
Bên cạnh các thước đo lạm phát thông thường như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), trang Barron's đã xác định thêm một vài chỉ số đặc biệt quan trọng cần theo dõi để đánh giá xem nền kinh tế đã sẵn sàng cho việc cắt giảm lãi suất hay chưa.
Tăng trưởng tiền lương và lạm phát dịch vụ
Mặc dù giá hàng tiêu dùng hạ nhiệt, tăng trưởng tiền lương và giá dịch vụ vẫn còn khá nóng, khiến lạm phát không thể giảm thêm. Ví dụ đối với thực phẩm, giá bán tại tạp hóa hiện chỉ cao hơn 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng thực phẩm tiêu thụ tại nhà hàng thì đắt hơn 5,2% so với một năm trước, một phần do tiền lương trả cho người lao động cao.
Thu nhập bình quân mỗi giờ năm 2023 cao hơn 4% so với năm 2022. Theo báo cáo PCE, giá hàng hóa giảm 0,7% trong tháng 11, còn giá dịch vụ tiếp tục tăng thêm 0,2% trong tháng. Nếu tiền lương ổn định, đây sẽ là một bước tiến gần hơn đến chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát.
Chi phí và nguồn cung nhà ở
Nhà ở là yếu tố chính thúc đẩy lạm phát. Khi giá năng lượng và thực phẩm hạ nhiệt, nhiều người kỳ vọng chi phí nhà ở sẽ giảm để lạm phát chung giảm. Tháng 11, một tia hy vọng đã xuất hiện khi chi phí nhà ở có tốc độ tăng chậm nhất kể từ giữa năm 2022, mặc dù vẫn ở mức cao hơn nhiều các hạng mục khác là 6,5%.
Giá nhà phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung nhà có sẵn. Với lãi suất thế chấp cao, nhiều chủ nhà ngần ngại và thay đổi quyết định bán nhà. Vì họ không muốn từ bỏ mức lãi suất thấp đã chốt thời gian qua. Nhưng tình hình đang được cải thiện. Danh sách rao bán nhà trên nền tảng Realtor.com đã tăng lên kể từ mùa xuân năm nay, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch. Trong tháng 11, doanh số bán nhà hiện đã tăng sau 5 tháng giảm liên tiếp.
Tâm lý người tiêu dùng và dự đoán lạm phát
Mọi người càng lo lắng việc giá cả tăng cao trong tương lai, họ càng mua sắm nhiều hơn và tiết kiệm ít đi. Điều này sẽ thúc đẩy lạm phát tăng cao. Còn khi mọi người đều dự đoán giá sẽ ổn định, điều ngược lại sẽ xảy ra. Đó là lý do tại sao việc mọi người nhìn nhận về lạm phát trong ngắn hạn lại quan trọng đến vậy.
Tin tốt là ngày càng ít người tiêu dùng dự đoán lạm phát tăng. Trong tháng 12, tỷ lệ này giảm xuống 3,1%, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021.
Lợi suất trái phiếu và sự chênh lệch
Thị trường trái phiếu cũng phản ánh cảm nhận của các nhà đầu tư về nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư lo ngại về suy thoái, họ thường đổ xô đến trái phiếu kho bạc để trú ẩn, dẫn đến giá tăng và lợi suất giảm. Sau khi tăng trong phần lớn năm 2023, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm từ gần 5% trong tháng 10 xuống còn 3,9% trong tuần cuối cùng của năm.
Trong khi đó, chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm và và 2 năm, hay còn gọi là đường cong lợi suất, đã chuyển sang trạng thái âm từ năm ngoái. Điều này thường cảnh báo một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Vì nhà đầu tư đang chuyển từ trái phiếu ngắn hạn sang dài hạn. Sự chênh lệch gần đây đã được nới rộng.
Thông thường, mất từ 12-15 tháng sau khi đường cong lợi suất đảo ngược, nền kinh tế mới bước vào suy thoái. Nhưng đã một năm rưỡi trôi qua và có rất ít dấu hiệu cho thấy một cuộc suy thoái sắp xảy ra. Nhưng điều đó có thể thay đổi nhanh chóng nếu loạt dữ liệu kinh tế tiếp theo vẽ ra một triển vọng ảm đạm.
Theo Barron's
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Mỹ sắp công bố dữ liệu lạm phát cuối cùng cho cuộc họp chính sách tuần sau: Fed có thể ‘quay xe’ dừng cắt giảm lãi suất nếu con số này tăng bất ngờ
- Biên bản cuộc họp Fed tháng 11 được công bố: Quan chức ủng hộ tiếp tục cắt giảm lãi suất nhưng ‘lặng thinh’ về quyết định tháng sau
- Thước đo lạm phát then chốt sắp được công bố trong tuần này: Fed liệu có tạm hoãn cắt giảm lãi suất?
- Fed quyết định ra sao với lãi suất vào năm 2025: 2 yếu tố này quyết định tất cả
- Chủ tịch Jerome Powell dội gáo nước lạnh vào khả năng cắt giảm lãi suất tháng 12: ‘Fed không cần vội vàng’