Thị trường hàng hóa có thực sự đang bước vào 'siêu chu kỳ'?
Các thị trường hàng hóa đang bùng nổ mạnh mẽ, làm dấy sự tranh cãi liệu giá các loại hàng hóa này có bước vào một giai đoạn tăng trưởng dài hạn hay không? Lịch sử về những lần trỗi dậy hay sụp đổ của giá các loại nguyên liệu thô cho thấy điều đó không hoàn toàn chính xác ở thời điểm hiện tại.
Giá dầu Brent, chỉ số được sử dụng rộng rãi trên thị trường năng lượng quốc tế, tăng 82% kể từ cuối tháng 10/2020. Giá đồng đang đắt nhất kể từ năm 2011. Giá thực phẩm cũng được ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2014, theo dữ liệu công bố bởi Liên Hợp Quốc.
Một số nhà đầu tư, cũng như là chuyên gia phân tích, cho biết thị trường hàng hóa hiện ở giai đoạn đầu của một vòng tuần hoàn mới. Đó là quãng thời gian giá các loại gia súc, gia cầm, hạt, kim loại, dầu mỏ và khí đốt đều tăng lên những mốc cao mới trong nhiều năm, thậm chí là hàng thập kỷ.
Một nhà máy điện phân đồng tại Nga. Ảnh: AFP.
Một giai đoạn tăng trưởng kéo dài sẽ mang tới cho các nhà đầu tư cơ hội kiếm tiền khi đặt niềm tin vào các khoản đầu tư trong dài hạn đối với các sản phẩm giao dịch hoán đổi, vốn theo dõi diễn biến giá của thị trường hàng hóa. Những công cụ này đã trở nên khá phổ biến khi mà thị trường hàng hóa bùng nổ trong những năm 2000 và 2010, và chỉ mất đi tính hấp dẫn khi giá các loại hàng hóa giảm xuống vào năm 2014.
Nhưng xác suất thị trường hàng hóa tăng giá trong dài hạn là khá thấp. Những chu kỳ như vậy tương đối hiếm hoi. Nó chỉ xảy ra khi một nền kinh tế lớn như Trung Quốc hoặc Mỹ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra nhu cầu lớn đối với các loại nguyên liệu thô, với lượng cung ở thời điểm đó khó đáp ứng.
Các chuyên gia kinh tế cho biết họ không thấy những điều kiện tương tự ở thời điểm hiện tại. Sự hồi phục nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay và năm sau chắc chắn sẽ kích thích nhu cầu đối với các loại hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại thấy rằng mức tiêu thụ dầu mỏ lại đang có dấu hiệu đi xuống.
“Điều đó khiến cho các nhà đầu tư, các nhà lập pháp phần nào đó hoài nghi khi nhận định diễn biến thị trường suốt 12 tháng qua như là một khởi đầu của một vòng tuần hoàn mới”, theo David Jacks, giáo sư tại trường Yale - NUS College, Singapore, người nghiên cứu lịch sử các thị trường hàng hóa.
Giá hàng hóa là thước đo quan trọng đối với thị trường tài chính. Sự gia tăng chi phí khí đốt và năng lượng góp phần làm gia tăng lạm phát tại Mỹ trong năm nay. Kỳ vọng về một giai đoạn nhảy vọt của giá cả hàng hóa là nguyên nhân khiến cho lãi suất trái phiếu tăng lên trong một vài tuần gần đây, và qua đó làm hạ nhiệt phần nào thị trường chứng khoán.
Khi giá các tài nguyên tăng cao trong một quãng thời gian dài, một trong 3 hệ quả sau đây sẽ xảy ra. Đầu tiên là một cú sốc kinh tế, giống như cuộc suy thoái nổ ra vào những năm 1970, gây ra bởi lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ Arab. Thứ hai đó là sự bùng nổ về nguồn cung khi mà các đơn vị khai khoáng, các nhà sản xuất năng lượng và người nông dân đều muốn kiếm được tiền trong giai đoạn giá cao này. Cuối cùng, người tiêu dùng sẽ chuyển qua các sản phẩm thay thế có mức giá rẻ hơn.
Thích ứng với lạm phát, giá dầu thô của Mỹ trong năm 2020 nằm ở ngưỡng thấp hơn mức đỉnh ghi nhận vào năm 2008 và năm 1980, cho dù, mức giá đó vẫn cao hơn gấp 2 lần so với năm 1945, theo dữ liệu thu thập bởi giáo sư Jacks. Giá các loại hạt điều chỉnh theo lạm phát có xu hướng giảm kể từ sau Thế Chiến II nhờ vào những cải tiến khoa học trong công tác sản xuất mùa vụ, Jacks cho biết.
Vòng tuần hoàn gần nhất diễn ra vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi các thành phố và nền công nghiệp của Trung Quốc bùng nổ mạnh mẽ, qua đó tạo ra làn sóng nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài nguyên thiên nhiên, theo Daniel Jerrett, giám đốc đầu tư tại Stategy Capital LP. Nguồn cung thì ít, do đó, giá cả hàng hóa đã nhảy vọt.
“Có điều gì ngoài kia giống với trường hợp đó không ư? Tôi không thấy bất cứ một điều gì cả”, ông nói.
Vong tuần hoàn dẫn dắt bởi Trung Quốc nổ ra khi giá dầu thô và đồng đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Nhưng điều đó không đúng ở thời điểm hiện tại: ví dụ, giá đồng đang tiệp cận với những mốc cao kỷ lục trong lịch sử.
|
Diễn biến giá các loại hàng hóa trong giai đoạn (1) Mỹ công nghiệp hóa, (2) châu Âu tái cấu trúc, Nhật Bản tăng trưởng và (3) Trung Quốc tăng trưởng. |
Triển vọng hiện tại đối với thị trường hàng hóa là tương đối phực tạp, nguyên nhân xuất phát từ sự trỗi dậy của một số thế lực cạnh tranh khác.
Một vài loại hàng hóa được thu mua hết sau hiện tượng “mọi thứ sẽ hồi phục”. Sự bùng nổ của các thị trường tài sản từ chứng khoán cho tới Bitcoin cho thấy các nhà đầu tư đang có trong tay rất nhiều tiền mặt và dự đoán giá sẽ tiếp tục tăng cao. Dòng tiền đổ vào các kim loại quý cũng bắt đầu đảo chiều.
Dấu hỏi ở đây là bằng cách nào nỗ lực cắt giảm khí thải nhà kính giúp dịch chuyển lực cung và cầu của nhiều loại hàng hóa khác nhau. Việc chuyển sang các dạng năng lượng sạch hơn sẽ làm gia tăng nhu cầu các loại nguyên liệu như đồng, niken, và sự cạnh tranh chắc chắn sẽ tăng vọt. Trước khi những nỗ lực đó làm giảm nhu cầu sử dụng khí đốt và dầu diesel, sự hạn chế đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ giữ vững giá dầu.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường dầu mỏ vẫn nhận được sự trợ giúp từ các thành viên Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga, đang cắt giảm hàng triệu thùng dầu mỗi ngày nhắm đẩy giá của mặt hàng này.
Cắt giảm sản xuất và sự phục hồi nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ khiến cho giá dầu bật tăng trở lại sau khi giảm sâu hồi đầu năm ngoái. Giá hợp đồng tương lai dầu Brent tăng tới hơn 30% trong năm nay, lên quanh 69 USD/thùng. Một vài nhà đầu tư đang đặt cược rằng giá dầu hoàn toàn có thể vượt qua mốc kỉ lục 148 USD/thùng ghi nhận vào năm 2008.
Khả năng sản xuất của Mỹ sẽ không theo kịp đà phục hồi tiêu dùng, nguyên nhân là do những hạn chế trong việc khai thác dầu trên lãnh thổ liên bang và chính sách thắt lưng buộc bụng của các đơn vị sản xuất, theo Christyan Malek, trưởng bộ phận nghiên cứu dầu và khí đốt của JPMorgan Chase & Co.
Việc cắt giảm phát thải khí nhà kính sẽ khiến cho chi phí sản xuất tăng lên, và các công ty dầu mỏ lớn đang đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng tái tạo thay vì dầu mỏ truyền thống, ông bổ sung.
Vitol, đơn vị giao dịch dầu mỏ độc lập lớn nhất thế giới, cho biết họ không nhìn thấy bất cứ sự thiếu hụt nguồn cung nào sắp xảy ra.
“Chúng tôi có rất nhiều dầu dự trữ, công suất lọc dầu cũng rất lớn. Chúng tôi cũng sở hữu rất nhiều tàu để có thể vận chuyển dầu”, theo Giovanni Serio, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Vitol.
Giá đồng tăng 67% trong năm ngoái lên mức 9.100 USD/tấn tại sàn giao dịch kim loại London. Goldman Sachs dự báo giá đồng vươn lên mức cao nhất lịch sử 10.500 USD trong 12 tháng tới, một phần nhờ vào xu hướng dịch chuyển cách thức sử dụng năng lượng, quá trình cần sử dụng nhiều loại kim loại có khả năng lưu trữ và truyền năng lượng.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có những cản trở nhất định đối với quá trình chuyển đổi đó. Giá kim loại là bên được hưởng lợi khi nhu cầu hàng hóa toàn cầu tăng lên, bên cạnh đó là sự trỗi dậy của các nền kinh tế sau giai đoạn phong tỏa. Tuy nhiên, những động lực đó sẽ nhanh chóng tan biến. Và cũng sẽ mất nhiều năm trước khi hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ xanh có thể phát triển rộng rãi các kim loại như lithium với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng giá của chính những kim loại đó, các chuyên gia cho biết.
Các nhà giao dịch cho biết trữ lượng đồng có sẵn là rất lớn. Teck Resources, Ivanhoe Mines, và nhiều công ty khác, đang khởi động công tác sản xuất tại một số mỏ khai thác trong vài năm tới.
Đà tăng giá hiện tại của kim loại phần nào phản ánh những động lực đứng sau sự phục hồi của thị trưởng chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp hồi năm ngoái.
“Các chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ đã củng cố thêm đà phục hồi này kể từ tháng 3 năm ngoái”, theo Tom Mulqueen, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Amalgamated Metal Trading. “Hiện có nhiều tiền hơn đổ vào các thị trường tài chính”.
Người đồng hành