Hàng hóa ngày 18/4: Dầu, vàng, nhôm, cao su đồng loạt tăng, quặng sắt thấp nhất 10 tháng
Giá dầu tăng được hỗ trợ từ khả năng nguồn cung gián đoạn và thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ, bù đắp những ảnh hưởng của việc bán ra chốt lời sau khi giá dầu tăng lên mức cao nhất 3 năm trong tuần trước đó.
- 14-04-2018Thị trường hàng hóa ngày 14/4: Giá nhôm, dầu, vàng và cao su khép tuần tăng kỷ lục
- 10-04-2018Thị trường hàng hóa ngày 10/4: Dầu khí, vàng, cao su, gạo và lúa mì đồng loạt tăng giá
- 05-04-2018Thị trường hàng hóa ngày 05/4: Dầu, quặng sắt, cao su, sữa đồng loạt giảm
Dầu đảo chiều tăng
Giá dầu tăng được hỗ trợ từ khả năng nguồn cung gián đoạn và thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ, bù đắp những ảnh hưởng của việc bán ra chốt lời sau khi giá dầu tăng lên mức cao nhất 3 năm trong tuần trước đó.
Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 16 cent lên 71,58 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Tây Texas WTI tăn 30 cent lên 66,52 USD/thùng. Giá dầu Brent đã tăng 1,8% trong tháng này, đạt mức cao đỉnh điểm 73,09 USD/thùng trong tuần trước, mức cao nhất kể từ cuối năm 2014. Chỉ số giá S&P 500 và chỉ số công nghiệp Dow Jones cả hai đều tăng khoảng 1%.
Cuối tuần trước, Mỹ và các đồng minh đã phóng tên lửa không kích Syria, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung dầu thô ở khu vực này, khả năng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và sản lượng tại Venezuela suy giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô toàn cầu .
Các nhà phân tích cho rằng bất ổn về thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ tiếp tục hỗ trợ giá đến 12/5, thời hạn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cho Quốc hội và các đồng minh châu Âu soạn thảo thỏa thuận mới mà không cần thương lượng với Iran. Nếu Washington không nới lỏng lệnh trừng phạt mới, xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ khó khăn.
Vàng tăng
Giá vàng biến động khi đồng USD hồi phục từ mức thấp nhất 3 tuần so với đồng euro gây áp lực đối với kim loại này. Trong tuần trước, giá vàng tăng lên mức cao nhất 2 tháng rưỡi, do căng thẳng Syria và các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga khiến thị trường chứng khoán suy giảm và gia tăng mối quan tâm đối với tài sản phòng thủ. Căng thẳng suy giảm nhưng lo ngại về các biện pháp trừng phạt đối với Nga vẫn tiếp diễn.
Giá vàng giao ngay tăng 0,06% lên 1.346,4 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tháng 6 tại Mỹ giảm 1,2 USD tương đương 0,1% xuống còn 1.349,5 USD/ounce. Lợi tức trái phiếu Mỹ đạt mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ trong ngày thứ hai (16/4), sau khi Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đề cử Richard Clarida làm Phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang. Đồng USD hồi phục tăng 0,2% so với đồng euro, sau khi đồng tiền này đạt mức cao nhất 3 tuần trong phiên giao dịch trước đó.
Giá bạc tăng 0,9% lên 16,75 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 1,3% lên 935,7 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 936,9 USD/ounce – mức cao nhất 6 ngày. Giá Palađi tăng 1,3% lên 1.014,7 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.015,3 USD/ounce – mức cao nhất kể từ ngày 1/3. Tuần trước, giá palađi tăng gần 10%, tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2017, do lo ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga có thể ảnh hưởng đến nguồn cung.
Nhôm tăng cao nhất 6 năm rưỡi
Số liệu ngành công nghiệp tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – suy yếu gây áp lực đối với giá kim loại, tuy nhiên nhôm được dự đoán sẽ tiếp tục tăng do các biện pháp trừng phạt của Mỹ làm gián đoạn nguồn cung từ nhà sản xuất nhôm lớn thứ hai thế giới – Rusal Nga.
Sản lượng ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 3/2018 tăng 6%, tốc độ tăng chậm nhất trong 7 tháng, trong khi đầu tư tài sản cố định trong 3 tháng đầu năm 2018 dưới mức kỳ vọng. Nền kinh tế Trung Quốc trong quý I/2018 tăng 6,8%, tăng nhẹ so với dự kiến. Giá nhôm tham chiếu trên sàn London biến động, đạt mức cao đỉnh điểm 2.435 USD/tấn trong 6 năm rưỡi.
Quặng sắt giảm xuống mức thấp nhất 10 tháng
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc giảm mạnh và chạm mức thấp nhất 10 tháng, do lo ngại dư thừa nguồn cung khi sản lượng thép trung bình ngày của nước này trong tháng 3/2018 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2017.
Sản lượng thép tại nước sản xuất thép lớn nhất thế giới trong tháng 3/2018 đạt 73,98 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng tháng năm ngoái, Cơ quan Thống kê Quốc gia cho biết. Giá quặng sắt kỳ hạn tại sàn Đại Liên đóng cửa giảm 1,6% xuống còn 439 NDT (69,93 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 434 NDT/tấn – mức thấp nhất kể từ ngày 27/6. Giá thanh cốt thép giao kỳ hạn tháng 10 tại sàn Thượng Hải giảm 0,6% xuống còn 3.384 NDT/tấn.
"Sản lượng thép gia tăng cho thấy rằng việc hạn chế sản xuất có thể không mạnh so với dự kiến", Richard Lu, nhà phân tích tại công ty tư vấn CRU, Bắc Kinh cho biết. Giá nguyên liệu sản xuất thép tăng sau số liệu sản lượng chính thức được đưa ra. Giá than luyện cốc hồi phục lần đầu tiên sau 4 ngày giảm liên tiếp, tăng 0,5% lên 1.126,5 NDT/tấn, trong khi giá than cốc giao kỳ hạn tháng 9 tăng 1,3% lên 1.787 NDT/tấn.
Cao su hồi phục từ mức thấp nhất 1 tuần
Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM – tham chiếu cho toàn thị trường Đông Nam Á – hồi phục trở lại từ mức thấp nhất 1 tuần trong phiên trước đó, được hậu thuẫn bởi hoạt động mua vào kỹ thuật.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn TOCOM tăng 1 JPY lên 180,2 JPY (1,69 USD)/kg. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su giao tháng 9 giảm phiên thứ 2 liên tiếp, giảm 185 NDT xuống còn 11.090 NDT (1.766 USD)/tấn. Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn SICOM giảm 0,8 cent xuống còn 136,4 UScent/kg.
Đường xuống mức thấp nhất hơn 2 năm rưỡi
Giá đường thô giao kỳ hạn tháng 5 giảm 0,33 cent tương đương 2,8% xuống còn 11,65 cent/lb, mức thấp nhất trong hơn 2 năm rưỡi.
Dự kiến sản lượng đường khu vực Trung Nam Brazil – khu vực đang bước vào vụ thu hoạch mía đường – suy giảm, có thể hỗ trợ giá. Tuy nhiên, sự phục hồi này bị hạn chế bởi sản lượng đường tại Ấn Độ và Thái Lan tăng mạnh mẽ, sản lượng đường Ấn Độ sẽ cao hơn so với dự kiến trước đó lên 30 triệu tấn, gây áp lực giá. Giá đường trắng giao kỳ hạn tháng 8 giảm 4,8 USD/tấn, tương đương 1,41% xuống còn 335,8 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 335,5 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 9/2015.
Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc 7h sáng ngày 18/4