Thị trường M&A Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản
Theo các chuyên gia từ Nhật Bản, với sự hấp dẫn của một thị trường mới nổi, Việt Nam đang là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư Nhật Bản trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A).
- 16-08-2019Phó TGĐ Deloitte Việt Nam: Doanh nghiệp gia đình muốn lớn mạnh cần có thêm người tài không phải thành viên trong nhà!
- 16-08-2019Đằng sau câu chuyện tính lại GDP khiến thu nhập bình quân đầu người "nhảy" lên 3.000 USD/năm là gì?
- 16-08-2019Chuyển đổi mô hình sang taxi công nghệ không có nghĩa từ lỗ thành lãi
- 16-08-2019Tập đoàn Na Uy muốn xây nhà máy bằng 1/4 công suất điện mặt trời của Việt Nam
Giao dịch tăng kỷ lục
Ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao, Công ty dịch vụ tư vấn M&A hàng đầu của Nhật Bản - RECOF Corporation cho biết lượng giao dịch giữa DN Nhật vào Việt Nam đã đạt kỷ lục. Nếu như 4 năm qua có khoảng 20 - 25 giao dịch, thì đến tháng 7/2019 đã có 21 giao dịch. Các công ty Nhật ngày càng quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt là sản xuất và dịch vụ.
Nguyên nhân là do 2 nền kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam ngày càng tiến gần nhau hơn, ngày càng nhiều người Việt Nam du lịch sang Nhật Bản và ngược lại. Bên cạnh đó, nhân lực Việt Nam tham gia các hoạt động kinh tế của Nhật Bản, người Nhật cũng ngày càng quen với việc tuyển dụng nhiều nhân lực Việt Nam.
Cùng quan điểm như trên, ông Masataka "Sam" Yoshida, Giám đốc điều hành cao cấp của RECOF cũng cho rằng, cùng với Singapore, Việt Nam đang là điểm đầu tư hàng đầu của Nhật Bản trong ASEAN, tiếp theo là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Theo ông Masataka "Sam" Yoshida, các công ty Nhật Bản đang đầu tư mạnh vào Việt Nam một phần do nhu cầu cạnh tranh sản xuất do căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc kéo dài.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cũng thu hút ngày càng nhiều các DN Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực tiêu dùng, hàng hoá kinh doanh và nhiều ngành công nghiệp khác. Các giao dịch đáng chú ý bao gồm Công ty CP chế tạo thuốc Taisho mua cổ phần của dược hậu giang hay Công ty Misui Corp mua cổ phần thuỷ sản Minh Phú, Sumitomo Corp dự kiến mua cổ phần của Gemadept…
"Trong những năm tới đây, dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng chậm lại, tuy nhiên các hoạt động đầu tư của các DN Nhật Bản vào Việt Nam sẽ không giảm đi. Mặc dù đang phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng tăng với các quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore nhưng các DN Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực hàng tiêu dùng, công nghiệp, y tế, bất động sản, xây dựng, dịch vụ hậu cần, tài chính tại Việt Nam", ông Masataka " Sam" Yoshida cho biết.
Thách thức "hậu" M&A
Chia sẻ về những khó khăn của DN Nhật Bản khi đầu tư vào Việt Nam các chuyên gia đến từ RECOF Corporation cho biết, các nhà đầu tư Nhật đang chịu sự cạnh tranh với các nhà đầu tư đến từ châu Á khác đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các yêu cầu về phương thức quản lý và sự tuân thủ ngày càng trở nên nghiêm ngặt với các công ty Nhật Bản. Ngoài ra, các công ty Nhật mới đầu tư ra nước ngoài thường không quen tập quán kinh doanh địa phương và cần có thời gian để làm quen. Việc quá thận trọng và thiếu quyết đoán của các DN Nhật Bản trong thỏa thuận M&A, nơi đòi hỏi các quyết định sáng suốt và hành động nhanh chóng cũng khiến cho các nhà đầu tư Nhật Bản gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các cơ hội từ hoạt động M&A.
Liên quan đến các thách thức "hậu" M&A, ông Masahiro Kotaka, Giám đốc điều hành KPMG Nhật Bản cho rằng, thách thức của M&A chỉ bắt đầu khi đã chốt hạ M&A, nếu 1 công ty Nhật đầu tư vào 1 công ty Việt Nam, nó không đơn giản là sáp nhập các cổ đông vào một, mà phải nỗ lực để tạo ra một cơ thể hoàn toàn mới về quản trị. "Khi tôi tư vấn cho khách hàng của tôi, họ luôn hỏi: định nghĩa của ông về một thương vụ M&A là gì? 3 - 5 năm sau M&A, tầm nhìn của ông muốn đạt được là gì? Rất tiếc, nhiều DN Việt không nhìn ra bức tranh sau M&A sẽ là như nào", ông Masahiro Kotaka nói.
Theo tôi, hãy có một cuộc thảo luận để tạo ra sự phối hợp giữa 2 bên để tạo ra định nghĩa tiếp theo của hậu M&A. Người Nhật luôn dựa vào số liệu đối tác và phải hiểu những gì đang diễn ra ở phía đối tác mới bắt đầu đi thêm một bước nữa với đối tác. Điều này có thể có những khác biệt với các nhà đầu tư châu Âu. Do vậy, các DN Việt Nam cần phải hiểu cách tiếp cận của các nhà đầu tư khác nhau thì mới có chiến lược đúng", ông Masahiro Kotaka nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông Masataka "Sam" Yoshida, ngoại trừ một số lĩnh vực như ngành thời trang, thực phẩm và đồ uống các công ty Nhật Bản rất muốn phát triển thương hiệu riêng của mình trên thị trường toàn cầu và họ ít quan tâm đến việc phát triển thương hiệu địa phương. T
uy nhiên, một số DN Nhật Bản đã thành công trong việc hợp nhất thương hiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với các thương hiệu của các DN địa phương mà họ đã mua để cả hai công ty có thể tăng sự hấp dẫn thương hiệu của mình tại thị trường Việt Nam. Điển hình như trong các lĩnh vực phát triển bất động sản, tài chính.
Do đó, việc đầu tiên các công ty Việt Nam cần làm là cần phải cải thiện giá trị thương hiệu bằng cách quảng bá các công nghệ và bí quyết từ các đối tác nước ngoài khi tham gia vào các hoạt động đầu tư cổ phần hoặc thành lập liên doanh.
Báo Hải quan