Thị trường mỳ ăn liền Việt Nam thu hút doanh nghiệp nước ngoài
Không chỉ có Acecook, nhiều công ty cạnh tranh tại thị trường Việt Nam cũng đang nhanh chóng tung ra thị trường những loại mỳ cốc ăn liền với hương vị độc đáo và công thức đặc biệt.
Các công ty sản xuất mỳ ăn liền của Nhật đang quyết tâm giành được miếng bánh lớn nhất về thị phần mỳ ăn liền tại Việt Nam, quốc gia nằm trong nhóm những nước nước tiêu dùng mỳ ăn liền lớn nhất thế giới.
Việt Nam xếp hạng bốn trong số những những thị trường mỳ ăn liền lớn nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Tăng trưởng kinh tế ở đây đang góp phần tạo ra những thay đổi trong phong cách sống khiến các nhà sản xuất mỳ tôm Nhật Bản nhận ra tiềm năng lý tưởng trong kế hoạch phát triển sản xuất.
Theo Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới, tiêu thụ mỳ tôm tại Việt Nam vào năm ngoái đã giảm xuống còn 4,8 tỷ gói mỳ, tương đương với hơn 50 gói mỳ mỗi người. Tuy nhiên, tiêu thụ mỳ tại Việt Nam vẫn chiếm khoảng 5% nhu cầu thế giới.
Các công ty Nhật Bản trước đây chỉ tập trung vào bán các loại mỳ được đóng gói với bao bì nilon có giá rẻ nhưng hiện nay xu hướng đã chuyển sang những loại mỳ cốc dễ nấu với giá tương đối cao để thu hút tầng lớp đối tượng có thu nhập cao đang ngày càng phát triển cũng như thúc đẩy nhu cầu trên thị trường.
Vào tháng 7, Acecook Việt Nam ra mắt Handy Hảo Hảo, sản phẩm mỳ cốc giá 8.000 đồng, gấp hơn hai lần giá mỳ gói hiện chỉ có 3.500 đồng. Sản phầm mới của Acecook ban đầu chỉ được bán ở TP.HCM, Hà Nội và một số thành phố lớn nhưng sau đó mạng lưới bán hàng đã phát triển trên toàn quốc vào tháng 10.
Nhà máy mới nhất của Acecook cũng được đặt tại khu công nghiệp chỉ cách 40 phút lái xe từ trung tâm TP.HCM hiện đang sản xuất ba dòng sản phẩm và hoàn toàn được thiết kế tập trung sản xuất mỳ cốc.
Nhà máy chỉ dành riêng để sản xuất mỳ cốc có thể đạt công suất tới 180 triệu cốc mỳ Handy Hảo Hảo và các loại mỳ cốc khác mỗi năm. Nhưng Acecook Việt Nam vẫn có kế hoạch xây một nhà máy khác chuyên sản xuất dòng mỳ cốc tại miền Bắc vào năm tới.
Lý do chủ chốt khiến khiến Acecook thay đổi sản chiến lược từ mỳ gói sang mỳ cốc chính là sự phát triển ngày càng lớn mạnh của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, đặc biệt là tại những thành phố lớn cũng khẩu vị ngày càng đa dạng của giới trẻ.
Nhu cầu mỳ ăn liền ở Việt Nam đã chạm đỉnh 5,2 tỷ gói mỳ vào năm 2013 nhưng con số này sau đó lại giảm hai năm liên tiếp.
Với sự mức tăng trưởng kinh tế của từ 5% lên gần 7%, GDP trên đầu người tại Việt Nam đã đang gấp 5 lần trong 15 năm qua. Chính vì vậy, điều này đã dẫn tới sự bùng nổ mạnh mẽ số lượng các nhà hàng bán đồ ăn nhanh tại Việt Nam cũng như các cửa hàng tiện lợi. Đây cũng là một trong lý do mỳ cốc đang dần được ưa chuộng hơn so với mỳ gói do dễ chuẩn bị dù giá cao hơn, đại diện Acecook Việt Nam nhận xét.
Ông Junichi Kajiwara, chủ tịch Acecook Việt Nam cho biết, tại TP.HCM mỳ cốc bán chạy hơn mỳ gói. "Trước đây, chúng tôi thậm chí còn không thể tưởng tượng điều này sẽ xảy ra."
Acecook Việt Nam dự định đặt mục tiêu tăng tỷ lệ doanh số bán mỳ cốc từ 2% lên 5% đối với tất cả các thương hiệu mỳ vào cuối năm 2017.
Thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu
Không chỉ có Acecook, nhiều công ty cạnh tranh tại thị trường Việt Nam cũng đang nhanh chóng tung ra thị trường những loại mỳ cốc ăn liền với hương vị độc đáo và công thức đặc biệt.
Vào tháng 7 vừa qua, công ty Nissin Foods Holdings cũng đã ra mắt Cup Noodles – thương hiệu mỳ ăn liền nổi tiếng thế giới tại Việt Nam. Mặc dù có mức giá khá cao từ 12.000 đồng cho đến 15.000 cho mỗi cốc mỳ, nhưng đại diện của Nissin giải thích đây là chiến lược tạo ra nhu cầu đối với các sản phẩm mỳ ăn liền đắt tiền dành cho những tầng lớp có nhu nhập trung lưu.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc cùng với các doanh nghiệp thực phẩm trong nước cũng đang nắm bắt nhu cầu dành cho mỳ cốc. Theo ông Atsusuke Kawada, trưởng văn phòng đại diện của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam cho biết, dân số Việt Nam vẫn đang tăng trưởng, đời sống ngày càng cao hơn, ngay cả ở nông thôn. Nhu cầu tăng tiêu dùng vẫn rất lớn.
Do Nhật Bản và Việt Nam đều giam gia hiệp định TTP nên ngay khi hiệp định này có hiệu lực, Việt Nam sẽ áp thuế ưu đãi với các sản phẩm xuất khẩu của các nhà sản xuất mỳ ăn liền Nhật Bản.
Trong lúc Acecook Việt Nam vẫn đang xuất khẩu mỳ gạo và các sản phẩm khác sang Bắc Mỹ và châu Âu, nhà sản xuất này dự kiến sẽ nâng tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh thu từ 9% cho tới 20% trong vòng ba năm.
Người đồng hành