Thị trường ngày 11/11: Giá dầu tăng trở lại, vàng cao nhất hơn 2 tháng
Chốt phiên giao dịch ngày 10/11, giá dầu và đồng tăng trở lại, vàng cao nhất hơn 2 tháng, trong khi quặng sắt, thép, cao su, ngô và đậu tương … đồng loạt giảm.
- 11-11-2022Thiếu khách sạn cùng chi phí đắt đỏ, Qatar xây hẳn làng cổ động viên với giá thuê 5 triệu một đêm
- 10-11-2022Vạch trần "chiêu" làm giả hàng nghìn giấy phép lái xe, bằng đại học
- 10-11-2022Hà Nội kiến nghị cho xe chở xăng dầu hoạt động 24/24 giờ trong 3 tháng
Giá dầu tăng 1%
Giá dầu tăng 1%, do số liệu lạm phát của Mỹ cao hơn so với dự kiến, làm lu mờ lo ngại các hạn chế Covid-19 mới tại Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/11, dầu thô Brent tăng 1,02 USD tương đương 1,1% lên 93,67 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 64 US cent tương đương 0,8% lên 84,67 USD/thùng.
Sau 3 phiên giảm liên tiếp, giá dầu thô tăng sau số liệu lạm phát đã khiến các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ kiềm chế việc tăng lãi suất, điều này có thể hỗ trợ nhu cầu dầu.
Chỉ số đồng USD giảm hơn 2%, do số liệu kinh tế khả quan đã khiến các nhà đầu tư chuyển từ đồng bạc xanh là tài sản trú ẩn an toàn sang các tài sản rủi ro hơn bao gồm dầu. Đồng USD suy yếu khiến dầu được định giá bằng đồng bạc xanh rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá khí tự nhiên tăng 6%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 6%, do tồn trữ thấp hơn so với dự kiến và dự báo nhu cầu sưởi ấm trong tuần tới tăng khi thời tiết trở nên lạnh hơn.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn New York tăng 37,4 US cent tương đương 6,4% lên 6,239 USD/mmBTU.
Giá vàng cao nhất hơn 2 tháng, bạch kim tăng
Giá vàng tăng hơn 2% lên mức cao nhất hơn 2 tháng, do số liệu lạm phát trong tháng 10/2022 của Mỹ giảm, làm dấy lên kỳ vọng Cục Dự liên bang Mỹ sẽ giảm việc tăng lãi suất tích cực.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 2,7% lên 1.751,61 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn New York tăng 2,3% lên 1.753,7 USD/ounce.
Bộ Lao động cho biết, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ (CPI) trong tháng 10/2022 tăng 0,4%, sau khi tăng cùng biên độ trong tháng 9/2022, trong khi các nhà kinh tế dự báo tăng 0,6%.
Sau số liệu của Mỹ cho thấy đồng USD giảm 2% xuống mức thấp nhất gần 2 tháng, khiến vàng trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng.
Giá bạch kim tăng 5,4% lên 1.038,09 USD/ounce – cao nhất kể từ tháng 3/2022.
Giá đồng tăng
Giá đồng và các kim loại công nghiệp khác tăng, sau số liệu của Mỹ cho thấy rằng lạm phát cơ bản dường như đã đạt đỉnh, điều này có thể cho phép Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ngừng tăng lãi suất sớm hơn.
Giá đồng trên sàn London tăng 1,9% lên 8.363 USD/tấn.
Tuy nhiên, tính đến nay giá đồng giảm 24% từ mức cao nhất trong tháng 3/2022, do lãi suất tăng và các biện pháp kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt tại Trung Quốc đã kìm hãm hoạt động kinh tế.
Giá quặng sắt và thép giảm
Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore giảm sau 7 phiên tăng liên tiếp, do các trường hợp nhiễm Covid-19 tại nước sản xuất thép hàng đầu – Trung Quốc – tăng, khiến các thương nhân đẩy mạnh bán ra chốt lời.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên giảm 1,4% xuống 675,5 CNY (93,21 USD)/tấn.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn Singapore giảm 2,9% xuống 85,9 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 1,4%, thép cuộn cán nóng giảm 1,3% và thép cuộn giảm 1,1%, trong khi thép không gỉ tăng 0,5%.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm
Giá cao su tại Nhật Bản giảm, theo xu hướng giá cao su tại thị trường Thượng Hải giảm và thị trường chứng khoán nội địa suy yếu, do lo ngại nhu cầu trong bối cảnh các trường hợp nhiễm Covid-19 tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng, gây áp lực thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2023 trên sàn Osaka giảm 2 JPY tương đương 0,9% xuống 216,1 JPY (1,48 USD)/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 50 CNY xuống 12.525 CNY (1.728 USD)/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn Singapore giảm 2,2% xuống 124,9 US cent/kg.
Giá cà phê giảm tại Việt Nam, tăng tại Indonesia, New York và London
Nguồn cung cà phê tại Việt Nam tăng khi những người nông dân bắt đầu thu hoạch, song giao dịch vẫn trầm lắng do nhu cầu yếu, trong khi giá cà phê tại Indonesia tăng do nguồn cung cuối vụ thu hoạch thắt chặt.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) chào bán ở mức trừ lùi 60-70 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn London. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 39.700-41.300 VND (1,6-1,66 USD)/kg, giảm so với 40.400-41.900 VND/kg 1 tuần trước đó.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 40 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2023, tăng so với mức cộng 20 USD/tấn và so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11/2022 cách đây 1 tuần.
Tại New York, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2023 tăng 5,35 US cent tương đương 3,3% lên 1,677 USD/lb, sau khi giảm xuống mức thấp mới 15 tháng (1,6045 USD/lb).
Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2023 tăng 8 USD tương đương 0,4% lên 1.827 USD/tấn, sau khi giảm xuống 1.788 USD/tấn – thấp nhất kể từ tháng 8/2021.
Giá đường tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE tăng 0,03 US cent tương đương 0,2% lên 19,41 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 3,5 tháng (19,43 US cent/lb) trong phiên ngày 9/11/2022.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn London tăng 11,6 USD tương đương 2,1% lên 555,1 USD/tấn.
Giá lúa mì, ngô và đậu tương giảm
Giá ngô, lúa mì và đậu tương tại Chicago giảm, do các nhà đầu tư bán ra chốt lời, ngay cả khi đồng USD giảm và giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 10/2022 tăng ít hơn so với dự kiến.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì giảm 3 US cent xuống 8,03-1/2 USD/bushel, sau khi giảm xuống mức thấp nhất hơn 2 tháng trong đầu phiên giao dịch. Giá ngô giảm 11-1/4 US cent xuống 6,53-1/4 USD/bushel và giá đậu tương giảm 29 US cent xuống 14,23 USD/bushel.
Giá gạo đồng loạt không thay đổi tại Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vấn ở mức cao đỉnh điểm 1 năm, do nhu cầu niên vụ cuối năm tăng mạnh, trong khi giá gạo từ các trung tâm đầu mối khác thay đổi nhẹ, trong bối cảnh thiếu các đơn đặt hàng mới.
Đối với loại 5% tấm, giá gạo Việt Nam không thay đổi so với cách đây 1 tuần ở mức 425-430 USD/tấn – cao nhất kể từ tháng 11/2021.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 10/2022 tăng 22,3% so với tháng trước đó lên 713.546 tấn. Xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2022 tăng 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6 triệu tấn, với kim ngạch đạt 2,95 tỉ USD.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm ở mức 410 USD/tấn, so với 405-410 USD/tấn cách đây 1 tuần.
Tại Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu, giá gạo 5% tấm không thay đổi ở mức 370-375 USD/tấn.
Giá dầu cọ thấp nhất 10 ngày
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm xuống mức thấp nhất 10 ngày, do các chính sách Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc gây áp lực nhu cầu dầu thực vật, song xuất khẩu trong đầu tháng 11/2022 tăng, trong bối cảnh tồn trữ thấp hơn so với dự kiến đã hạn chế đà suy giảm giá.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn Bursa Malaysia giảm 18 ringgit tương đương 0,43% xuống 4.180 ringgit (889,74 USD)/tấn, giảm phiên thứ 3 liên tiếp.
Tồn trữ dầu cọ của Malaysia tính đến cuối tháng 10/2022 tăng 3,7% lên mức cao nhất 3 năm (2,4 triệu tấn) so với tháng trước đó, Ủy ban Dầu cọ Malaysia (MPOB) cho biết.
Sản lượng dầu cọ trong tháng 10/2022 tăng ,4% lên 1,81 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng 5,7% lên 1,5 triệu tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 11/11
Nhịp sống thị trường