Thị trường ngày 12/10: Giá dầu tiếp tục tăng cao, vàng giảm, nhôm cao nhất 13 năm
Ảnh minh họa.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/10 giá dầu tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, than cũng tăng bởi tình trạng thiếu năng lượng trên toàn cầu, nhôm tăng lên mức cao nhất trong 13 năm, cao su, đường thô đồng loạt tăng.
- 08-10-2021Thị trường ngày 8/10: Giá dầu tăng trở lại, vàng và cao su quay đầu giảm
- 07-10-2021Thị trường ngày 7/10: Giá dầu rơi khỏi mức cao nhất nhiều năm, vàng tăng trở lại
- 06-10-2021Thị trường ngày 6/10: Giá dầu cao nhất nhiều năm, khí tự nhiên cao nhất 12 năm, vàng và đồng giảm
Dầu tiếp tục lên mức cao trong nhiều năm
Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm bởi nhu cầu toàn cầu đang phục hồi dẫn đến tình trạng thiếu điện và khí đốt tại các nền kinh tế chủ chốt như Trung Quốc.
Chốt phiên 11/10, dầu thô Brent tăng 1,26 USD hay 1,5% lên 83,65 USD/thùng. Trong phiên giá đã đạt 84,6 USD, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018. Dầu WTI tăng 1,17 USD hay 1,5% lên 80,52 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 tại 82,18 USD.
Tốc độ phục hồi kinh tế từ đại dịch đã làm tăng nhu cầu năng lượng tại một thời điểm khi sản lượng dầu ở mức thấp bởi các quốc gia sản xuất cắt giảm sản lượng trong đại dịch.
Một quan chức chính quyền Mỹ cho biết Nhà Trắng ủng hộ lời kêu gọi các nước sản xuất dầu "làm nhiều hơn nữa" và họ đang theo dõi chặt chẽ giá xăng, dầu.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (gọi là OPEC+) đã trì hoãn tăng nguồn cung ngay cả giá tăng. Hồi tháng 7, tổ chức này đã nhất trí tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng để khôi phục 5,8 triệu thùng/ngày sản lượng bị hạn chế còn lại từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng năm 2020.
Giá dầu đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong những tuần gần đây, bởi tình trạng thiếu năng lượng ở Châu Á, Châu Âu và Mỹ. Giá khí tự nhiên đang tăng đã khuyến khích các nhà máy điện chuyển sang sử dụng dầu. Giới phân tích ước tính việc chuyển từ khí tự nhiên sang dầu có thể khiến nhu cầu dầu thô tăng 250.000 tới 750.000 thùng/ngày.
Tại Ấn Độ, một số bang đã gặp phải tình trạng mất điện vì thiếu than. Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các công ty khai thác tăng cường sản xuất than khi giá điện tăng cao.
Vàng giảm do USD tăng
Giá vàng giảm bởi USD tăng do các thương gia đặt cược Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không trì hoãn giảm kích thích kinh tế, mặc dù dự kiến lạm phát kèm suy thoái đã hạn chế đà giảm.
Giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.754,54 USD/ounce, trong khi vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 0,1% xuống 1.755,7 USD/ounce.
USD tăng 0,3% gây thiệt hại cho nhu cầu vàng đối với những người giữ đồng tiền khác.
Hỗ trợ giá vàng có thể đến từ một số người nghĩ tình trạng lạm phát kèm suy thoái. Lạm phát tăng vọt kết hợp với tăng trưởng kinh tế đình trệ đã kìm hãm giá cổ phiếu trên toàn cầu trong bối cảnh giá dầu tăng.
Giá nhôm cao nhất trong 13 năm
Giá nhôm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 do các thương gia lo lắng về chi phí năng lượng và nguyên liệu thô để sản xuất kim loại này gia tăng, đồng thời các nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc cắt giảm sản lượng.
Sản xuất nhôm đã bị chính phủ Trung Quốc hạn chế để chống ô nhiễm môi trường, sản lượng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện tại quốc gia này.
Ấn Độ cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu điện trong khi chi phí năng lượng tăng buộc nhà sản xuất nhôm Hà Lan và một nhà máy thép Tây Ban Nha ngừng sản xuất.
Giá nhôm trên sàn giao dịch kim loại London LME tăng 3,1% lên 3.057 USD/tấn sau khi chạm mức 3.072,5 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 7/2008. Nhôm tăng tăng giá hơn 50% trong năm nay sau khi tăng 9% trong năm 2020.
Các nhà phân tích tại Macquarie ước tính gián đoạn nguồn cũng sẽ làm sản lượng nhôm của Trung Quốc giảm 1,5 triệu tấn trong năm nay, dẫn đến thiếu hụt 1 triệu tấn trong thị trường toàn cầu với mức tiêu thụ khoảng 65 triệu tấn.
Nhu cầu tại Trung Quốc đang giảm, tồn kho dồi dào và giá có thể giảm xuống 2.200 USD trong năm 2022, theo Timothy Weiner tại Harbor Aluminum.
Giá của alumina, một nguyên liệu thô để sản xuất nhôm trên sàn giao dịch Comex đã tăng lên mức cao nhất 3 năm tại 478 USD/tấn.
Giá than tăng
Giá than cốc tăng lên mức cao nhất trong 6 tuần do lũ lụt gần đây ở tỉnh Sơn Tây nơi sản xuất than hàng đầu của Trung Quốc làm gia tăng lo lắng về nguồn cung.
Lo lắng về sản xuất và vận chuyển than từ Sơn Tây đã làm tăng thêm những lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng đã ảnh hưởng tới nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới này và cản trở hoạt động của nhiều ngành công nghiệp, gồm cả khai thác than. Tỉnh Sơn Tây đã đóng cửa 27 mỏ than trong tuần trước do mưa lớn gây gập lụt.
Hợp đồng than luyện cốc kỳ hạn tháng 1/2022 tại sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 6,9% lên 3.428 CNY (532,8 USD)/tấn. Giá than cốc tăng 5,4% lên 3.728 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 10/9.
Tuần trước tỉnh Sơn Tây và Nội Mông, một khu vực khai thác than lớn khác, đã yêu cầu hơn 200 mỏ mở rộng công suất sản xuất.
Giá quặng sắt Đại Liên tăng 6,5% lên 797,5 CNY/tấn, gần mức cao nhất kể từ ngày 1/9 tại 799,5 CNY/tấn.
Thép thanh tại Thượng Hải tăng 0,8%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 0,3%. Thép không gỉ tăng 1,9%.
Cao su Nhật Bản tăng theo giá ở Thượng Hải
Giá cao su Nhật Bản tăng theo xu hướng tăng tại Thượng Hải, được hỗ trợ bởi số liệu lĩnh vực dịch vụ tích cực, trong khi JPY giảm so với USD đã thúc đẩy các hợp đồng mua vào.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 5,8 JPY hay 2,6% lên 226,8 JPY (2 USD)/kg.
Hợp đồng cao su tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 1/2022 tăng 385 CNY lên 14.775 CNY (2.292 USD)/tấn.
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc quay trở lại tăng trưởng trong tháng 9 do sự bùng phát ca nhiễm Covid-19 tại tỉnh Giang Tô đã giảm đi.
USD tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm so với JPY khi các nhà đầu tư tin tưởng Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ thông báo cắt giảm chương trình mua trái phiếu khổng lồ trong tháng tới bất chấp số liệu việc làm của Mỹ yếu đi.
Đường thô cao nhất 4,5 năm
Đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 đóng cửa tăng 0,04 US cent hay 0,2% lên 20,33 US cent/lb, trong phiên giá đã chạm 20,61 US cent/lb, cao nhất kể từ cuối tháng 2/2017.
Trước đó, giá dầu thô của Mỹ đạt cao nhất trong 7 năm do khủng hoảng năng lượng bao trùm các nền kinh tế lớn không có dấu hiệu lắng xuống.
Alvean, nhà kinh doanh đường lớn nhất thế giới tin tưởng nhu cầu sẽ phục hồi trong những tháng tới do các nước tiêu thụ đã sử dụng hết kho dự trữ của mình.
Nhà môi giới Marex Spectron cho biết thị trường đường khan hiếm nhưng nguồn cung đủ cho năm tới, nhưng sau đó dường như thiếu hụt và cực kỳ thiếu hụt nếu thời tiết thêm bất lợi.
Đường trắng kỳ hạn tháng 12 tăng 2,2 USD hay 0,4% lên 521,9 USD/tấn.
Cà phê trái chiều
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 2,9 US cent hay 1,4% lên 2,0425 USD/lb.
Nông dân trồng cà phê tại Colombia, nước sản xuất cà phê arabica đứng thứ 2 thế giới đã không thể giao được một triệu bao trong năm nay (tương đương gần 10% sản lượng của nước này), khiến các nhà xuất khẩu, thương nhân và các nhà rang xay chịu thua lỗ nặng nề.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 18 USD hay 0,9% xuống 2.099 USD/tấn.
Đậu tương giảm
Giá đậu tương tại Chicago giảm do những gì dự đoán về một vụ thu hoạch lớn của Mỹ.
Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 11 đã đạt mức kháng cự kỹ thuật tại điểm trung bình động trong 10 ngày, nhưng trong khi các nhà đầu tư đợi báo cáo cung cầu toàn cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ vào ngày 12/10, dầu thô tiếp tục tăng đã hạn chế thị trường biến động mạnh.
Đậu tương trên sàn CBOT đóng cửa giảm 14,75 US cent xuống 12,28 USD/bushel. Ngô tăng 2,5 US cent lên 5,33 USD/bushel trong khi lúa mì giảm 2,25 US cent xuống 7,31-3/4 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 12/10