Thị trường ngày 22/7: Giá dầu tăng hơn 4%, vàng thấp nhất một tuần, cà phê cao nhất 6,5 năm
Ảnh minh họa.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/7 nhu cầu tài sản rủi ro cải thiện khiến giá dầu tăng hơn 4% trong khi vàng giảm xuống thấp nhất một tuần, nguồn chì khan hiếm trong ngắn hạn làm giá lên mức cao nhất trong 3 năm, các mặt hàng nông sản đồng loạt tăng.
- 20-07-2021Thị trường ngày 20/7: Giá dầu lao dốc hơn 7%, vàng, đồng, cao su, đường và cà phê đồng loạt giảm
- 17-07-2021Thị trường ngày 17/7: Vàng "rời đỉnh" 8 tháng, giá thép và thiếc đạt mức cao kỷ lục, nickel cao nhất 5 tháng
- 16-07-2021Thị trường ngày 16/7: Giá vàng, bạch kim cao nhất 1 tháng; gạo Việt Nam thấp nhất 1 năm; đồng, sắt thép đồng loạt tăng
Dầu tăng hơn 4%
Giá dầu tăng hơn 4%, tiếp tục tăng từ phiên trước do nhu cầu tài sản rủi ro cải thiện bất chấp số liệu cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng.
Chốt phiên dầu thô Brent tăng 2,88 USD/thùng hay 4,2% lên 72,23 USD/thùng. Dầu thô WTI tăng 3,1 USD hay 4,6% lên 70,3 USD/thùng.
Giá dầu tăng trong phiên qua bất chấp tồn kho dầu thô của Mỹ tăng lần đầu tiên kể từ tháng 5. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ tồn kho dầu thô bất ngờ tăng 2,1 triệu thùng trong tuần trước lên 439,7 triệu thùng. Các nhà phân tích dự kiến tồn kho giảm 4,5 triệu thùng.
Tuy nhiên tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất giảm lần lượt 121.000 thùng và 1,3 triệu thùng.
Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết nhu cầu toàn cầu dự kiến đạt trung bình 99,6 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 8, tăng 5,4 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 4. Nhưng họ cũng cho biết nhu cầu trong quý 3/2021 tiếp tục phục hồi thêm chỉ 330.000 thùng/ngày so với mức cơ sở bình thường năm 2019 do thời thiết lạnh lên ở bắc bán cầu và mùa cao điểm du lịch đã trôi qua.
Giá vàng thấp nhất một tuần
Giá vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần, khi nhu cầu tài sản rủi ro phục hồi với cổ phiếu và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.
Vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.803,11 USD/ounce, giá đã xuống mức thấp nhất kể từ ngày 12/7 tại 1.793,59 USD. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 đóng cửa cũng giảm 0,4% xuống 1.803,4 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu tăng gây áp lực cho vàng do làm tăng chi phí.
Cục dự trữ liên bang Mỹ sẽ họp trong tuần tới trong khi ngân hàng trung ương Châu Âu họp vào ngày 22/7.
Giá vàng giảm bất chấp USD giảm từ mức cao nhất kể từ đầu năm nay.
Chì đạt đỉnh 3 năm, đồng tăng
Giá chì tăng vọt lên mức cao nhất 3 năm sau khi nhà máy luyện chì lớn tại Đức dừng hoạt động do lũ lụt.
Berzelius Stolberg đã tuyên bố bất khả kháng về xuất khẩu kim loại này từ nhà máy của họ tại tây Đức, nhà máy luyện chì lớn nhất ở Châu Âu.
Chì giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,3% lên 2.336 USD/tấn sau khi chạm 2.350 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 7/2018. Trước đó giá trong vùng tiêu cực.
Trong khi đó giá đồng phục hồi sau thông báo của Trung Quốc về việc bán dự trữ nhà nước lần thứ hai với số lượng ít hơn dự kiến và USD giảm giá.
Đồng LME tăng 0,2% lên 9.351,5 USD/tấn sau khi trước đó giảm xuống 9.260,5 USD/tấn.
Trung Quốc sẽ bán 30.000 tấn đồng và các kim loại cơ bản khác vào ngày 29/7 do mục đích kiềm chế giá hàng hóa tăng vọt của Bắc Kinh.
Chênh lệch của giá chì giao ngay với hợp đồng giao sau 3 tháng đạt mức cao nhất trong gần 3 tuần tại 17,5 USD/tấn, cho thấy nguồn cung ngắn hạn khan hiếm. Tồn kho trên sàn giao dịch LME giảm xuống thấp nhất một năm tại 64.425 tấn.
Quặng sắt Trung Quốc giảm
Quặng sắt tại Trung Quốc giảm gần 4% do nhu cầu nguội lạnh khi các nhà máy kiểm soát sản lượng thép thô, trong khi nguồn cung các thành phần sản xuất thép tăng.
Một số nhà sản xuất thép tại tỉnh Giang Tô, Phúc Kiến và Vân Nam Trung Quốc được chính phủ yêu cầu cắt giảm sản lượng do quốc gia này có mục tiêu giữ sản lượng hàng năm không cao hơn mức năm 2020.
Trong khi đó, lượng quặng sắt tới Trung Quốc phục hồi trong tuần trước. Tồn kho quặng sắt tại cảng tăng tuần thứ 3 và ở mức 127,34 triệu tấn tính tới ngày 18/7, theo công ty tư vấn SteelHome.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 tại sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 3,9% xuống 1.174 CNY (181,33 USD)/tấn khi đóng cửa.
Quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% Fe ở Trung Quốc giảm 1 USD xuống 221,5 USD/tấn trong ngày 20/7. Các thành phần khác sản xuất thép tăng.
Thép thanh tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 10 tăng 0,3% lên 5.561 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 5.918 CNY/tấn. Thép không gỉ tại Thượng Hải giao tháng 8 tăng 0,3% lên 18.375 CNY/tấn.
Cao su Nhật Bản tăng giá
Giá cao su Nhật Bản tăng sau khi số liệu của chính phủ cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản tăng gần 50% trong tháng 6, được thúc đẩy bởi nhu cầu ô tô và cho thấy nền kinh tế đang tăng mạnh.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 3,2 JPY hay 1,5% lên 209,9 JPY/kg.
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng trong tháng 6 bởi nhu cầu ô tô của Mỹ và xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc, đang hỗ trợ hy vọng sự phục hồi tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.
Cà phê arabica cao nhất trong 6,5 năm
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 9,2 US cent hay 5,5% lên 1,76 USD/lb, trước đó giá đã đạt 1,7755 USD/lb cao nhất kể từ tháng 1/2015. Hợp đồng này đóng cửa tăng gần 7% trong phiên trước đó.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 đóng cửa tăng 18 USD hay 1% lên 1.779 USD/tấn.
Các đại lý cho biết vụ cà phê năm 2022 của Brazil có thể mất 1-2 triệu bao do đợt băng giá này, gây thiệt hại cho các khu vực trồng chủ chốt như bang Minas Gerais và Sao Paulo.
Một số trang trại lớn tại khu vực Cerrado thuộc bang Minas Gerais đã bị thiệt hại nặng nề do nhiệt độ giảm đột ngột vào ngày 20/7, với một số nông dân dự kiến sẽ nhổ bỏ cây và trồng lại.
Cây cà phê cực kỳ nhạy cảm với băng giá làm lá rụng, gây thiệt hại cho năng suất vụ tới, trong khi băng giá nghiêm trọng có thể làm cây chết hoàn toàn.
Đường tăng
Đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 0,26 US cent hay 1,5% lên 17,67 US cent/lb.
Băng giá cũng gây thiệt hại cho một số khu vực mía đường tại Brazil, các đại lý cho biết các khu vực bị ảnh hưởng đã được thu hoạch và đợt băng giá tiếp tục ở các khu vực tương tự không thể gây thiệt hại hơn nữa.
Tuy nhiên, Brazil đã có vụ mía ít hơn trong năm nay do hạn hán và băng giá trong tháng qua đã làm tổn hại thêm tới sản lượng.
Đường trắng kỳ hạn tháng 10 tăng 1,1 USD hay 0,2% lên 450,4 USD/tấn.
Lúa mì vụ đông tăng 6 ngày liên tiếp
Lúa mì vụ đông của Mỹ tăng ngày thứ 6 liên tiếp do thời tiết khắc nghiệt tại các nước xuất khẩu chủ chốt làm tăng lo ngại về nguồn cung.
Đậu tương trái chiều với các hợp đồng kỳ hạn gần dịu đi do lo ngại về lợi nhuận lĩnh vực nhiên liệu sinh học trong khi hợp đồng vụ mới tăng. Giá ngô hợp đồng giao tháng tới ổn định trong khi hợp đồng vụ mới tăng.
Lúa mì vụ xuân kỳ hạn tháng 9 đóng của giảm 18-1/4 US cent xuống 8,97-3/4 USD/bushel.
Lúa mì vụ đông đỏ mềm kỳ hạn tháng 9 tăng 10-1/4 US cent lên 7,1-3/4 USD/bushel.
Bộ Nông nghiệp Nga cho biết sản lượng vụ lúa mì của nước này đạt trung bình 3,45 tấn/ha tính tới ngày 20/7, giảm từ 3,47 tấn một năm trước.
Ngô CBOT kỳ hạn tháng 12 tăng 2-1/4 US cent lên 5,68-1/2 USD/bushel sau khi đạt đỉnh kể từ ngày 2/7.
Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 11 tăng 1-1/4 US cent lên 13,89-3/4 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 22/7