Thị trường ngày 24/01: Giá dầu trái chiều, vàng giảm, cao su cao nhất 5 tuần
Ảnh minh họa.
Phiên giao dịch ngày 23/01 giá dầu đóng cửa diễn biến trái chiều sau khi tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần, vàng giảm do USD thoái lui, đồng phục hồi, cao su Nhật Bản cao nhất 5 tuần, ngũ cốc tại Chicago giảm.
- 24-01-2023Mặt hàng xuất khẩu mang về cho Việt Nam gần 400 triệu USD đang gặp khủng hoảng trên toàn thế giới, các quốc gia khốn khó để thích nghi
- 23-01-2023Hoa quả Việt ùn ùn xuất sang Trung Quốc trong 2 ngày Tết
- 23-01-2023Triển vọng xuất khẩu nông sản Việt
Dầu diễn biến trái chiều
Giá dầu đóng cửa trái chiều, giảm khi các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá vọt lên mức cao nhất trong 7 tuần do lạc quan về khả năng tăng cường nhu cầu nhập khẩu dầu của Trung Quốc bởi kinh tế phục hồi trong năm nay sau các đợt phong tỏa bởi đại dịch.
Chốt phiên 23/1, dầu thô Brent tăng 0,56 USD lên 88,19 USD/thùng. Trong phiên giá đã đạt 89,09 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 1/12/2022. Dầu thô WTI giảm 2 US cent xuống 81,62 USD/thùng, rời khỏi mức cao 82,64 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 5/12/2022. Giá giảm vào cuối phiên do các nhà đầu tư chốt lời.
Giao dịch của Châu Á chậm lại vì nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng giới phân tích cho biết lạc quan về việc mở cửa của Trung Quốc có thể khiến giá dầu tăng.
Các nhà phân tích hàng hóa của ANZ cho biết số liệu cho thấy sự phục hồi vững chắc trong hoạt động đi lại tại Trung Quốc sau những hạn chế về Covid-19 được nới lỏng, đồng thời chỉ ra rằng tình trạng tắc nghẽn giao thông đường bộ tại 15 thành phố trọng điểm của nước này trong tháng tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá dầu thô tại hầu hết các thị trường trên thế giới bắt đầu phục hồi trong năm nay khi Trung Quốc có dấu hiệu mua thêm và các thương nhân lo lắng rằng các lệnh trừng phạt đối với Nga có thể thắt chặt nguồn cung.
Dầu thô Brent được dự kiến quay trở lại thang từ 90 tới 100 USD/thùng do thị trường dầu mỏ thắt chặt. Nhu cầu sản phẩm nâng đỡ thị trường dầu và lợi nhuận lọc dầu.
Liên minh Châu Âu và tổ chức G7 sẽ áp trần giá các sản phẩm tinh chế của Nga từ ngày 5/2, bên cạnh áp trần giá đối với dầu thô Nga được áp dụng từ tháng 12/2022 và lệnh cấm vận của EU với việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển.
G7 đã đồng ý trì hoãn xem xét mức trần giá dầu của Nga tới tháng 3, chậm một tháng so với kế hoạch ban đầu để có thời gian đánh giá ảnh hưởng của mức trần giá sản phẩm dầu mỏ.
Tại Ấn Độ, nhập khẩu dầu thô tăng lên mức cao nhất 5 tháng hồi tháng 12/2022, do các nhà máy lọc dầu tăng cường dự trữ nhiên liệu giảm giá của Nga trong bối cảnh tiêu thụ tăng ở nước này tăng đều đặn.
Giá vàng giảm
Giá vàng thoái lui do USD giảm bớt mức tăng trong khi các nhà đầu tư mong đợi nhiều số liệu của Mỹ trong bối cảnh dự đoán tốc độ tăng lãi suất chậm lại.
Vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.922,45 USD/ounce. Giá tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2022 trong ngày 20/1. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2 thay đổi ít tại 1.928,6 USD/ounce.
Chỉ số USD ổn định tại 102,05 trong khi đà tăng của vàng bị hạn chế bởi lợi suất trái phiếu gần mức cao nhất phiên.
Các nhà đầu tư đang dò xét báo cáo GDP của Mỹ trong quý 4/2022 được công bố vào ngày 26/1 trước cuộc họp chính sách của Fed vào ngày 31/1 tới 1/2.
Ấn Độ dự kiến giảm thuế nhập khẩu vàng, điều đó có thể nâng doanh số bán lẻ tăng bởi khiến kim loại này rẻ hơn trước mùa nhu cầu cao điểm.
Đồng phục hồi
Giá đồng tăng, hướng tới mức cao 7 tháng được thấy trong tuần trước do triển vọng nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc, tồn kho thấp và đồng USD yếu.
Tuy nhiên, hoạt động giao dịch yếu do nghỉ Tết Nguyên đán.
Đồng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,3% lên 9.349 USD/tấn. Giá kim loại này đã tăng lên 9.550,50 USD trong tuần trước, cao nhất kể từ ngày 6/6/2022.
Lo lắng về các nguồn cung từ Peru do bất ổn xã hội cũng hỗ trợ giá đồng. Nhu cầu các kim loại công nghiệp được dự kiến phục hồi sau kỳ nghỉ của Trung Quốc do các công ty bổ sung hàng hóa trước khi hoạt động sản xuất phục hồi.
USD của Mỹ giảm giá khiến kim loại rẻ hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác.
Dự trữ đồng tại kho LME ở mức 78.300 tấn, hướng tới mức thấp nhất 10 tháng đã chạm tới hồi tháng 11/2022.
Cao su Nhật Bản cao nhất 5 tuần do hy vọng nhu cầu của Trung Quốc
Giá cao su Nhật Bản tăng lên mức cao nhất 5 tuần, bởi hy vọng nhu cầu của Trung Quốc phục hồi, mặc dù giao dịch là yếu do nghỉ Tết Nguyên đán tại Đông Nam Châu Á.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 6 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 2 JPY hay 0,9% lên 230,3 JPY (1.8 USD), mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 19/12/2022.
Tuyên bố mở cửa kinh doanh của Trung Quốc đã được những người tham dự diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chào đón vì có khả năng thúc đẩy tăng trưởng thế giới, mặc dù nhiều người cũng bày tỏ thận trọng về việc có thể làm gia tăng các ca nhiễm Covid và lạm phát như thế nào.
Các thị trường tài chính Trung Quốc sẽ đóng cửa một tuần để nghỉ Tết Nguyên đán, sẽ bắt đầu khôi phục giao dịch trong ngày 30/1.
Đậu tương, lúa mì, ngô giảm
Giá đậu tương Chicago giảm phiên thứ tư liên tiếp do mưa tại các khu vực trồng trọt khô hạn của Argentina làm giảm lo ngại về thiệt hại mùa mạng.
Lúa mì giảm xuống gần mức thấp nhất 16 tháng do tuyết và mưa khắp các vùng đồng bằng lớn của Mỹ trong khi ngô giảm theo lúa mì và đậu tương.
Đậu tương Chicago đóng cửa giảm 16-1/4 US cent xuống 14,90-1/4 USD/bushel sau khi đạt 14,79-3/4 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 10/1.
Lúa mì giảm 21-1/2 US cent xuống 7,2 USD/thùng sau khi chạm 7,12-1/2 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 30/9/2021. Ngô giảm 10 cent xuống 6,66-1/4 USD/thùng.
Cà phê, đường trái chiều
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 đóng cửa tăng 2,4% lên 1,5823 USD/lb.
Dự trữ cà phê được ICE chứng nhận ở mức 851.625 bao tính tới ngày 20/1, giảm từ mức cao 6 tháng tại 859.564 bao thiết lập một ngày trước.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 giảm 0,15% xuống 1.941 USD/tấn.
Xuất khẩu cà phê của Uganda trong tháng 12/2022 giảm 22% so với cùng tháng một năm trước, bởi ảnh hưởng hạn hán tại một số khu vực trồng cà phê.
Đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa giảm 0,1% xuống 19,70 US cent/lb.
Đường trắng kỳ hạn tháng 3 tăng 0,18% lên 547,4 USD/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 24/1
Nhịp sống thị trường