Thị trường ngày 25/01: Giá dầu giảm 2 USD/thùng, đồng giảm trong khi vàng tăng nhẹ
Chốt phiên giao dịch ngày 24/01 lo ngại về kinh tế toàn cầu khiến giá dầu giảm 2 USD/thùng, vàng tăng nhẹ sau khi chạm mức đỉnh 9 tháng, đồng giảm, cà phê và đường đều tăng.
- 24-01-2023‘Dằn mặt’ khách hàng lớn nhất bằng cách ngừng cung cấp khí đốt, Nga nhận trái đắng sau 4 tháng thực thi
- 24-01-2023Hãng ô tô nào không lo bị mất giá khi bán lại? Gọi tên 5 thương hiệu giữ giá tốt nhất cho người dùng
- 24-01-2023Mặt hàng xuất khẩu mang về cho Việt Nam gần 400 triệu USD đang gặp khủng hoảng trên toàn thế giới, các quốc gia khốn khó để thích nghi
Ảnh minh họa
Dầu giảm 2 USD do lo ngại kinh tế toàn cầu
Giá dầu thô giảm do những lo ngại về kinh tế toàn cầu chậm lại và dự đoán tồn kho dầu của Mỹ tăng.
Kết thúc phiên 24/1 dầu thô Brent giảm 2,06 USD hay 2,3% xuống 86,13 USD/thùng, dầu thô WTI giảm 1,49 USD hay 1,8% xuống 80,13 USD/thùng.
Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm trong tháng 1, giảm tháng thứ 7 liên tiếp còn hoạt động tại khu vực Eurozone bắt đầu trở lại tăng trưởng kiêm tốn trong tháng 1. Hoạt động kinh tế tư nhân tại Anh đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong hai năm.
Trong khi đó dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến tăng khoảng 1 triệu thùng trong tuần trước, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất giảm, theo một thăm dò sơ bộ của Reuters.
Viện Dầu khí Mỹ phát hành báo cáo tồn trữ dầu mỏ vào chiều ngày 24 còn Cơ quan Năng lượng Mỹ công bố số liệu này vào sáng ngày 25.
Hội đồng OPEC+ có thể xác nhận chính sách sản lượng dầu hiện nay của tổ chức này khi họ nhóm họp trong tuần tới, khi hy vọng nhu cầu của Trung Quốc tăng đang khiến giá dầu tăng được cân bằng với lo lắng về lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu.
Ngân hàng JP Morgan nâng dự báo nhu cầu dầu thô của Trung Quốc nhưng vẫn giữ nguyên dự báo giá trung bình năm 2023 với dầu thô Brent là 90 USD/thùng.
Giá dầu thô trong các thị trường giao ngay bắt đầu năm mới tăng do Trung Quốc tăng cường mua sau khi nới lỏng kiểm soát dịch bệnh và do nhà đầu tư lo ngại rằng các lệnh trừng phạt với Nga có thể làm nguồn cung khan hiếm.
Công ty dịch vụ mỏ dầu Halliburton của Mỹ cho biết các thiết bị khai thác dầu đá phiến vẫn được đặt đầy đủ do giá dầu thúc đẩy hoạt động khoan tăng lên.
Các nhà đầu tư cũng quay trở lại với các hợp đồng tương lai và quyền lựa chọn với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai năm do lo ngại về suy thoái kinh doanh toàn cầu giảm bớt.
Vàng rời khỏi mức đỉnh 9 tháng
Giá vàng giảm từ mức cao 9 tháng do USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng nhẹ, mặc dù hy vọng tăng lãi suất chậm lại từ Cục dự trữ Liên bang đã củng cố thị trường.
Vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.934,82 USD/ounce, giá đã đạt cao nhất kể từ cuối tháng 4/2022 trong phiên này. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 2 đóng cửa tăng 0,4% lên 1.935,4 USD/ounce.
Một khảo sát từ S&P Global cho thấy áp lực giá tăng cao hơn lần đầu tiên kể từ mùa xuân năm ngoái cho thấy lạm phát còn lâu mới mất đi bất chấp áp các biện pháp tích cực của Fed nhằm kiềm chế nó.
Các nhà đầu tư hiện nay định giá 96% cơ hội Fed sẽ nâng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp trong tuần tới.
Đồng giảm do USD mạnh lên
Giá đồng giảm bị áp lực bởi USD mạnh lên, trong bối cảnh không rõ ràng về suy thoái toàn cầu và nhu cầu tại Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,5% xuống 9.313 USD/tấn, giá đã tăng 13% kể từ ngày 5/1.
Lượng giao dịch là thấp hơn bình thường vì các thị trường Trung Quốc đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán.
Tiêu thụ đồng là yếu tại Trung Quốc, nhưng các nhà đầu tư đặt cược rằng việc dỡ bỏ kiểm soát Covid-19 gần đây sẽ thúc đẩy hoạt động và nhu cầu trong những tháng tới.
Chỉ số USD tăng sau số liệu của Mỹ, khiến các hàng hóa định giá bằng USD đắt hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác.
Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tháng thứ 7 liên tiếp trong tháng 1, nhưng cũng chỉ ra giá đầu vào của cả các công ty dịch vụ và nhà sản xuất hàng hóa tăng so với tháng trước lần đầu tiên kể từ tháng 5/2022. Điều đó có thể khuyến khích Fed tăng lãi suất.
Ngô, lúa mì tăng, đậu tương giảm
Lúa mì và ngô Chicago tăng, được hỗ trợ bởi sự lạc quan của nhà đầu tư do lượng mưa ở cả Argentina và vùng đồng bằng của Mỹ.
Đậu tương đầu phiên mạnh nhưng không duy trì được hỗ trợ do dự báo mưa tăng ở Nam Mỹ.
Hợp đồng lúa mì CBOT đóng cửa tăng 14-1/2 US cent lên 7,34-1/2 USD/bushel.
Ngô CBOT tăng 10-3/4 US cent lên 6,77 USD/bushel, trong khi đậu tương giảm 1-3/4 US cent xuống 14,88-1/2 USD/bushel.
Cà phê tăng
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 đóng cửa tăng 0,8% lên 1,5985 USD/lb, sau khi chạm mức đỉnh 2,5 tuần tại 1,6125 USD.
Các đại lý lưu ý rằng số liệu chỉ số tái cân bằng tuần trước cho thấy các nhà đầu cơ đã chuyển sang vị thế bán ròng lớn nhất kể từ tháng 10/2019, cho thấy niềm tin đáng kể vào giá giảm.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 tăng 0,1% lên 1.943 USD/tấn, giá đã đạt cao nhất kể từ cuối tháng 10/2022 trong ngày 23.
Tata Coffee cho biết trong báo cáo thu nhập rằng họ thấy áp lực lạm phát tiếp tục lên chi phí, điều này có thể ảnh hưởng tới doanh số bán cà phê hòa tan tại một số khu vực.
Đường tăng
Đường thô kỳ hạn tháng 3 tăng 0,9% lên 19,88 US cent/lb.
Sản lượng đường của Anh từ vụ 2022/23 dự kiến giảm so với dự kiến trước đó do thời tiết bất lợi.
Đường trắng kỳ hạn tháng 3 tăng 0,05% lên 547,7 USD/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 25/
Nhịp sống thị trường