Thị trường ngày 27/7: Giá vàng giảm, đồng đạt đỉnh 6 tuần, cà phê cao nhất 6,5 năm
Ảnh minh họa.
Phiên vừa qua, giá vàng đi xuống, dầu vững, trong khi các mặt hàng khác đều tăng mạnh. Giá đồng đạt mức cao nhất 6 tuần; quặng sắt, cao su, đậu tương và ngô cũng đảo chiều tăng, riêng cà phê tiếp tục vọt lên mức cao nhất 6,5 năm.
- 23-07-2021Thị trường ngày 23/7: Giá dầu tăng phiên thứ 3 liên tiếp, cà phê tăng vọt 10%, quặng sắt thấp nhất 3 tuần, gạo thấp nhất nhiều tháng
- 22-07-2021Thị trường ngày 22/7: Giá dầu tăng hơn 4%, vàng thấp nhất một tuần, cà phê cao nhất 6,5 năm
- 21-07-2021Thị trường ngày 21/7: Giá dầu phục hồi, cà phê tăng 6%, than luyện cốc cao nhất hai tháng
Dầu tương đối vững
Giá dầu dao động nhẹ sau một phiên giao dịch không ổn định trong bối cảnh biến thể Delta lan rộng gây lo ngại về nhu cầu nhiên liệu, nhưng nguồn cung dầu thô từ nay đến cuối năm dự báo cũng sẽ bị thắt chặt.
Kết thúc phiên phiên 26/7, giá dầu Brent tăng 40 US cent, tương đương 0,5%, lên 74,50 USD/thùng, dầu Tây Texas (Mỹ) giảm 16 cent, tương đương 0,2%, xuống 71,91 USD.
Số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng trong những ngày qua. Một số quốc gia báo cáo mức tăng trong ngày cao kỷ lục, và mỏ rộng các biện pháp phong tỏa. Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cũng đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp COVID-19. Đã xuất hiện lo ngại rằng nhập khẩu dầu của Trung Quốc trong năm nay có thể tăng với tốc độ chậm nhất trong hai thập kỷ mặc dù tỷ lệ lọc dầu dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm, do Bắc Kinh trấn áp việc lạm dụng hạn ngạch nhập khẩu kết hợp với tác động của giá dầu thô cao.
Vàng giảm, bạc tăng khi nhà đầu tư thận trọng theo dõi cuộc họp của Fed
Giá vàng giảm trong phiên vừa qua mặc dù USD yếu đi, giữa bối cảnh các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tiến hành cuộc họp chính sách.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.798,41 USD/ounce; vàng kỳ hạn tương lai giảm 0,1% xuống 1.799,20 USD.
Trái với vàng, giá bạc phiên vừa qua tăng 0,2% lên 25,22 USD/ounce.
Phillip Streible, người phụ trách mảng chiến lược thị trường trưởng của Blue Line Futures ở Chicago, cho biết: "Bạc phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở hạ tầng và sự suy thoái ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nhu cầu bạc trong lĩnh vực công nghệ."
Lũ lụt ở miền trung Trung Quốc, đặc biệt là ở thành phố trung tâm công nghiệp và giao thông - Trịnh Châu, đã làm dấy lên lo ngại về thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng của khu vực này.
Đồng cao nhất trong 6 tuần do lũ lụt ở Trung Quốc và USD yếu đi
Giá đồng tăng trong phiên vừa qua sau khi lũ lụt ở Trung Quốc gây lo ngại ảnh hưởng đến nguồn cung, trong khi USD yếu đi cũng hỗ trợ giá.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 3,2% lên 9,820 USD/tấn, trong phiên có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ ngày 15/6, là 9,819,50 USD. Đây là phiên giá tăng thứ 5 liên tiếp.
Lũ lụt ở miền trung Trung Quốc, đặc biệt là ở thành phố trung tâm công nghiệp và giao thông Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã làm gia tăng lo ngại về nguồn cung và nhu cầu xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị hư hỏng. Đồng chủ yếu được sử dụng trong ngành xây dựng và điện và Trung Quốc chiếm khoảng một nửa lượng tiêu thụ đồng toàn cầu.
Đậu tương và ngô đảo chiều tăng trở lại
Giá đậu tương và ngô tăng trong phiên vừa qua, sau nhiều phiên giảm trước đó, do lo ngại thị trường đã rơi vào tình trạng bán quá mức trong bối cảnh khô hạn tiếp diễn ở Đồng bằng phía Bắc nước Mỹ. Riêng giá lúa mì giảm do nguồn cung dồi dào trên toàn cầu, mặc dù có lo ngại về sản lượng ở một số khu vực.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 trên sàn Chicago kết thúc phiên tăng 6 US cent lên 13,57-3/4 USD/bushel, sau khi có thời điểm đạt mức cao nhất 2 tuần, là 13,32 USD. Giá ngô kỳ hạn tháng 12 tăng 3-3/4 cent lên 5,46-3/4 USD/bushel; trong phiên có lúc giá giảm xuống 5,32-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 13/7. Giá lúa mì đỏ mềm vụ Đông phiên này giảm 7 US cent xuống 6,77 USD/bushel do triển vọng nhu cầu lúa mì Mỹ mờ nhạt, trong khi Biển Đen đang vào mùa thu hoạch rộ.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica tăng mạnh, lên mức cao nhất 6,5 năm, do lo ngại rằng các đợt bằng giá ở Brazil tuần trước có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho vụ mùa của Brazil – nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới. Trong khi đó, dự báo sẽ có một đợt băng giá nữa diễn ra vào cuối tuần này.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 18,8 cent, tương đương 9,9%, lên 2,078 USD/lb, sau khi có lúc đạt đỉnh 2,1520 USD, cao nhất kể từ tháng 10/2014.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 phiên này tăng 65 USD, tương đương 3,4%, lên 1.964 USD/tấn.
Đường tăng
Giá đường tăng cũng do băng giá ở Brazil. Kết thúc phiên giao dịch, đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,25%, tương đương 1,4%, lên 18,42 cent/lb.
Các đại lý cho biết thị trường được hỗ trợ từ đợt băng giá ở Brazil, nước sản xuất đường hàng đầu thế giới, mặc dù thiệt hại đối với đường ít hơn so với cà phê.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 1,30 USD, tương đương 0,3%, xuống 456,40 USD/tấn.
Cao su đạt đỉnh 1 tuần
Giá cao su tại Nhật Bản tăng hơn 2% trong phiên vừa qua, lên mức cao nhất trong một tuần, do kỳ vọng nhu cầu ô tô tăng mạnh khi nền kinh tế Mỹ phục hồi.
Kết thúc phiên này, giá cao su kỳ hạn giao dịch nhiều nhất trên sàn Osaka tăng 4,6 yên, tương đương 2,1%, lên 214,9 yên/kg; trong phiên có lúc giá tăng lên 216,6 yên (1,97 USD), cao nhất kể từ ngày 19/7.
Cao su trên sàn Thượng Hải vững ở mức 13.185 CNY (2.034,06 USD)/tấn.
Sắt thép tăng
Giá quặng sắt Châu Á tăng mạnh trong phiên vừa qua sau 5 phiên giảm liên tiếp trước đó do biên lợi nhuận ngành thép ở Trung Quốc hồi phục.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên kết thúc phiên này tăng 0,9% lên 1.136,50 nhân dân tệ (175,22 USD)/tấn. Trước đó, giá mặt hàng này đã giảm 5 phiên liên tiếp. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore kết thúc phiên 26/7 tăng 0,7% lên 198,75 USD/tấn.
Giá thép cây – dùng trong lĩnh vực xây dựng – kỳ hạn giao ngay tại Trung Quốc tiếp tục tăng do nhiều tỉnh thành yêu cầu các nhà máy cắt giảm sản lượng từ nay đến cuối năm, gây lo ngại sẽ thiếu hụt nguồn cung. Kết thúc phiên 26/7, giá thép cây và thép cuộn cán nóng trên sàn Thượng Hải đều tăng 0,4%, trong khi thép không gỉ tăng 2,9% lên kỷ lục cao 19.755 CNY/tấn.
Atilla Widnell, giám đốc điều hành công ty Navigate Commodities ở Singapore, cho biết: "Chi phí quặng sắt giảm và giá thép tăng đã dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ trong biên lợi nhuận thép, đặc biệt là đối với các sản phẩm thép dài".
Theo ông Widnell: "Xét các yếu tố cơ bản và yếu tố kỹ thuật, chúng tôi thấy giá quặng sắt sẽ tăng trong ngắn hạn, với lượng quặng nhập khẩu về cảng Trung Quốc dự kiến sẽ giảm nhanh hơn so với mức tiêu thụ nội địa trong tuần qua, và dự kiến tình trạng đó sẽ tiếp diễn sang tuần tới".
Các nhà sản xuất thép ở An Huy, Cam Túc, Phúc Kiến, Giang Tô, Giang Tây, Sơn Đông và Vân Nam đều đã nhận được thông báo yêu cầu hạn chế sản lượng ở mức bằng với sản lượng của năm 2020 trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường nỗ lực hạn chế phát thải khí carbon.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 27/7