MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường ngày 31/5: Giá dầu sụt 4%, quặng sắt, cao su, cà phê đồng loạt giảm

31-05-2023 - 07:13 AM | Thị trường

Lo ngại về vấn đề trần nợ công của Mỹ và dự đoán dữ liệu kinh tế Trung Quốc tiếp tục yếu kém gây áp lực giảm giá trên gần như toàn bộ các thị trường hàng hóa trong phiên thứ Ba (30/5).

Thị trường ngày 31/5: Giá dầu sụt 4%, quặng sắt, cao su, cà phê đồng loạt giảm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Dầu giảm 4% do lo ngại về trần nợ của Mỹ trước cuộc đàm phán của OPEC+

Giá dầu giảm hơn 4% vào thứ Ba do lo ngại về việc liệu Quốc hội Mỹ có thông qua thỏa thuận trần nợ của Mỹ hay không và do các thông điệp trái chiều từ các nhà sản xuất lớn che mờ các dự báo về nguồn cung trước cuộc họp của OPEC+ vào cuối tuần này.

Dầu thô Brent kết thúc phiên giảm 3,53 USD, tương đương 4,6%, xuống 73,54 USD/thùng. Dầu thô Trung cấp Tây Texas của Mỹ (WTI) giảm 3,21 USD, tương đương 4,4%, từ mức đóng cửa hôm thứ Sáu, xuống còn 69,46 USD/thùng.

Một số nhà lập pháp theo đường lối cứng rắn của Đảng Cộng hòa cho biết họ có thể phản đối thỏa thuận nâng trần nợ ở Mỹ, quốc gia sử dụng dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Thời hạn nợ gần trùng với cuộc họp ngày 4/6 của OPEC+. Các thương nhân không chắc chắn về việc liệu nhóm này có tăng cường cắt giảm sản lượng hay không khi giá sụt giảm đè nặng lên thị trường.

Vàng phục hồi do USD yếu đi

Giá vàng phục hồi trở lại vào cuối phiên sau khi giảm mạnh ngay đầu phiên khi đồng đô la giảm giá và lợi tức trái phiếu kho bạc cũng giảm do thị trường lạc quan hơn về thỏa thuận trần nợ của Mỹ.

Giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.958,80 USD/ounce, sau khi trước đó có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 17 tháng 3. Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 tăng 0,7% lên 1.958,00 USD.

Đồng đô la giảm từ mức cao nhất 10 tuần, khiến vàng thỏi trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, trong khi lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm chạm mức thấp nhất một tuần.

Trở lại giao dịch sau một kỳ nghỉ cuối tuần dài ở Mỹ, các nhà giao dịch cũng đang đánh giá dữ liệu kinh tế mạnh mẽ bất ngờ của Mỹ - củng cố khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để kiềm chế lạm phát.

Việc đánh giá lại lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang đang khiến vàng chịu áp lực.

Than tăng mạnh ở Ấn Độ

Công ty khai thác than thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ, Coal India, hôm thứ Ba cho biết sẽ tăng giá than non-coking loại cao cấp thêm 8%, có hiệu lực từ ngày 31 tháng 5. Coal India cho biết sản lượng của họ cho đến ngày 30 tháng 3 năm 2023 là 700,4 triệu tấn (MT), tăng 13% so với giai đoạn kết thúc vào ngày 30 tháng 3 năm 2022.

Quặng sắt giảm

Gía quặng sắt kỳ hạn tại Đại Liên tăng vào đầu phiên thứ ba nhưng quay đầu giảm vào cuối phiên.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) kết thúc phiên giảm 0,28% xuống 707,5 nhân dân tệ (102,36 USD)/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 26 tháng 5.

Sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày trong số 247 nhà máy thép Trung Quốc được khảo sát ở mức 2,42 triệu tấn vào tuần trước, tăng 0,25% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 0,83% so với tháng trước, dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 6 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 2,04% xuống 100,7 USD/tấn.

Đồng giảm do những thông tin từ Trung Quốc

Giá đồng hôm thứ Ba dao động quanh mức thấp nhất 6 tháng của tuần trước do các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho dữ liệu của Trung Quốc dự kiến cho thấy hoạt động của các nhà máy sẽ tiếp tục giảm.

Đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) đã giảm 0,2% xuống 8.123 USD/tấn. Hôm 24 tháng 5, giá kim loại này đã giảm xuống mức thấp là 7.867 USD.

Trong phiên vừa qua, yếu tố hỗ trợ giá đồn là USD suy yếu lần đầu tiên kể từ ngày 19 tháng 5, khiến các kim loại được định giá bằng đồng đô la trở nên rẻ hơn đối với người mua bằng các loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, triển vọng nhu cầu kim loại vẫn ảm đạm.

Các nhà phân tích dự báo Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất chính thức của Trung Quốc trong tháng Năm, công bố vào thứ Tư (31/5), sẽ cho thấy sự sụt giảm tháng thứ hai liên tiếp.

Cao su giảm do dữ liệu của Trung Quốc

Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản kết thúc phiên thứ Ba giảm do nhu cầu của Trung Quốc yếu cùng với lo ngại dư cung làm giảm nhu cầu đối với các tài sản rủi ro, trong khi tâm lý hưng phấn ban đầu về thỏa thuận trần nợ của Mỹ đã bị giảm bớt.

Hợp đồng cao su giao tháng 11 của Sở giao dịch Osaka đã kết thúc đợt tăng giá kéo dài ba ngày để kết thúc phiên thứ Ba giảm 1,7 yên, tương đương 0,8%, xuống 209 yên (1,55 USD)/kg.

Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải kết thúc không đổi ở mức 11.895 NDT (1.720,90 USD)/tấn.

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc có thể tiếp tục giảm trong tháng 5, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy hôm thứ Hai, làm tăng thêm áp lực mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt trong bối cảnh phục hồi kinh tế không đồng đều sau đại dịch COVID-19.

Lúa mì và đậu tương giảm

Giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago giảm 1,5% vào thứ Ba do kỳ vọng về một vụ thu hoạch bội thu ở Nga, nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới.

Giá ngô phiên này ổn định, trong khi đậu tương giảm do mưa và nhu cầu yếu.

Hợp đồng lúa mì được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch thương mại Chicago (CBOT) đã giảm 1,5% xuống 6,07 USD/bushel, hợp đồng ngô không đổi ở mức 6,04 USD/bushel, trongkhi đậu tương giảm 0,9% xuống 13,25-1/4 USD/bushel.

Cà phê Arabica thấp nhất 2 tháng

Giá cà phê arabica trên sàn ICE giảm mạnh xuống gần mức thấp nhất trong hai tháng khi vụ thu hoạch đang diễn ra ở Brazil.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 2,4% xuống 1,7720 USD/lb, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ đầu tháng 4, là 1,7715 USD.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 giảm 0,1% xuống 2.572 USD/tấn, sau khi chạm mức cao nhất 15 năm vào thứ Ba tuần trước.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng 15,7% trong tháng 5, nâng tổng mức tăng xuất khẩu từ đầu năm đến nay lên 2,2%.

Dầu cọ giảm nhiều nhất 2 tuần

Giá dầu cọ kỳ hạn của Malaysia giảm phiên thứ hai liên tiếp, đánh dấu ngày tồi tệ nhất trong hai tuần do các loại dầu ăn đối thủ khác giảm giá, với lo ngại dư cung làm suy giảm tâm lý nhà đầu tư.

Hợp đồng dầu cọ giao tháng 8 trên Sàn Malaysia giảm 141 ringgit, tương đương 3,98%, xuống 3.405 ringgit (767,76 USD)/tấn, mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ 16/5.

Hợp đồng dầu đậu tương hoạt động mạnh nhất của sàn Đại Liên phiên này cũng giảm 2,0%, trong khi giá dầu đậu tương trên sàn Chicago giảm 1,3%.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 31/5

Thị trường ngày 31/5: Giá dầu sụt 4%, quặng sắt, cao su, cà phê đồng loạt giảm - Ảnh 2.

Minh Quân

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên