Thị trường ôtô gầm cao đang sôi động
Với tính đa dụng, dòng ôtô gầm cao thời gian gần đây được người tiêu dùng quan tâm trở lại nhưng nguồn cung khá khan hiếm, giá cũng tăng cao
- 03-12-2022VinFast VF5 Plus chính thức có giá từ 458 triệu đồng, giao xe tháng 4/2023, ngập công nghệ đấu Toyota Raize, Kia Sonet
- 03-12-2022Tesla bị “vạ lây” từ chính boss Elon Musk - mức độ ưa thích của thương hiệu trong mắt người dùng tụt về…âm điểm
- 03-12-2022Lộ ảnh nội thất ‘như Range Rover’ của Hyundai Santa Fe mới
Nhiều hãng ôtô tung hàng loạt mẫu xe gầm cao với dải giá phong phú, khoảng 500-700 triệu đồng/chiếc, có mẫu giá 1-2 tỉ đồng/chiếc, thậm chí lên tới hơn 10 tỉ đồng/chiếc. Trong đó, phân khúc xe gầm cao giá rẻ khá sôi động, cạnh tranh gay gắt.
Xu hướng thế giới
Ông Ngô Minh Thông - quản lý đại lý ôtô Hồng Quang Auto, TP Thủ Đức, TP HCM - cho biết những tháng gần đây, nhu cầu xe gầm cao trên thị trường tăng trở lại do đường phố thường xuyên ngập nước khi bước vào mùa mưa cùng ảnh hưởng của những đợt triều cường. "Thị trường xe gầm cao năm nay rất sôi động, sức mua phục hồi rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái - thời điểm toàn thị trường đóng băng vì dịch COVID-19 bùng phát. Không ít chủ xe sedan gầm thấp chấp nhận bán lỗ để chuyển sang mua xe gầm cao" - ông Thông cho hay.
Nhiều mẫu ôtô gầm cao được chọn mua nhờ lợi thế di chuyển tốt trên những tuyến đường ngập nước
Ông Đào Công Quyết, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), xác nhận xe gầm cao đang trở thành xu hướng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới nhờ tính đa dụng, thuận lợi di chuyển trên mọi địa hình. Sức tiêu thụ trung bình của xe gầm cao tăng trưởng khoảng 10%/năm. Nhu cầu tăng nên nhiều hãng xe lớn, kể cả những hãng xe sang như Rolls Royce, Mercedes..., chuyển hướng tập trung cho dòng xe này.
Lãnh đạo Ford Việt Nam từng tuyên bố ngưng sản xuất, lắp ráp ôtô gầm thấp, chuyển hoàn toàn sang xe gầm cao bởi nhu cầu xe gầm thấp giảm dần mỗi năm trong khi sức tiêu thụ xe gầm cao tăng khá.
Muốn mua không dễ
Nhu cầu tăng song nguồn cung ôtô gầm cao ở thị trường TP HCM còn hạn chế. Tại đại lý Kia, khách mua mẫu gầm cao Sonet, Seltos, Sportage... phải đặt cọc trước và chờ ít nhất đến hết năm 2022 mới được giao xe. Tại đại lý Mazda, mẫu xe gầm cao CX8 cũng không có sẵn hàng. Các đại lý của Toyota thông báo mẫu gầm cao Raize sẽ có hàng vào đầu năm 2023; còn mẫu Veloz dù đã được lắp ráp tại Việt Nam nhưng cũng phải đợi đến cuối tháng 12 này hoặc gần Tết âm lịch 2023 mới có hàng để giao cho khách đặt cọc trước.
Tương tự, tại đại lý Ford, khách muốn mua mẫu xe gầm cao Everest phiên bản một cầu phải chờ khoảng một tháng, còn phiên bản hai cầu phải chờ đến năm sau mới có hàng. Nếu không kén chọn màu xe, khách hàng có thể được hỗ trợ nhận xe sớm hơn với điều kiện chấp nhận trả thêm cho đại lý khoản phụ phí 50 triệu đồng. Với mẫu Ranger, khách có nhu cầu mua đúng màu yêu thích sẽ phải chờ đợi vài tuần.
Mẫu xe bán chạy Xpander bản tiêu chuẩn của Mitsubishi được giao cho khách đặt cọc sau vài tuần, còn bản cao cấp phải chờ đến quý I/2023 mới có hàng. Đại lý Hyundai nhận đặt cọc các mẫu gầm cao SantaFe, Creta, Tucson nhưng không hẹn thời điểm giao hàng.
Giá tăng liên tục
Tình trạng khan hiếm nguồn cung ôtô gầm cao đẩy giá tăng vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi chiếc. Hãng Kia tăng giá các mẫu Carnival, Sorento, Sportage, Seltos khoảng 10-70 triệu đồng/chiếc. Mẫu xe gầm cao Veloz và Avanza của Toyota tăng 10 triệu đồng/chiếc; riêng mẫu Toyota Raize vừa tăng giá 20 triệu đồng/chiếc, lên 547 triệu đồng/chiếc. Đối thủ của Toyota Veloz là Mitsubishi Xpander cũng tăng giá 18 triệu đồng/chiếc lên 588-688 triệu đồng/chiếc, tùy bản.
Nhiều mẫu gầm cao của Mercedes-Benz cũng chính thức tăng giá từ ngày 1-1-2023. Trong đó, GLC 200 tăng 50 triệu đồng/chiếc, lên 1,909 tỉ đồng/chiếc; GLC 300 4MATIC tăng 70 triệu đồng, lên 2,639 tỉ đồng/chiếc. Nhiều mẫu hạng sang như AMG GLE 53, Maybach GLS, Maybach GLS 600 tăng giá 180-600 triệu đồng/chiếc.
Người Lao Động