Thị trường tháng 11/2019: Giá dầu tăng mạnh nhất 7 tháng, vàng mất giá sâu nhất 17 tháng
Thị trường hàng hóa thế giới trong tháng 11/2019 biến động mạnh do các nhà đầu tư tập trung vào tiến triển các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung và bất ổn tại Hồng Kông.
- 30-11-2019Khách hàng "giận tím người" với chiêu trò thổi giá lên cao rồi giảm sốc 50% - 70% dịp Black Friday ở Việt Nam
- 30-11-2019Xăng dầu giả: Có tỉnh 100% mẫu xăng kiểm tra không đạt chất lượng
- 30-11-2019Black Friday 2019: Nơi xếp hàng dài chờ thành toán, nơi đìu hiu không một bóng người
Chốt phiên giao dịch cuối tháng ngày 29/11, dầu Brent tăng mạnh nhất 7 tháng, dầu thô Mỹ tăng mạnh nhất 5 tháng, trong khi khí tự nhiên giảm mạnh nhất 10 tháng, vàng giảm mạnh nhất 17 tháng, nickel giảm mạnh nhất 8 năm, trong khi palađi tăng tháng thứ 4 liên tiếp, thép, quặng sắt, cà phê và ngô tăng, đường cao nhất 9 tháng, lúa mì cao nhất 6 tháng và dầu cọ cao nhất 2 năm.
Dầu Brent tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2019
Giá dầu chốt phiên giảm (dầu thô Mỹ giảm hơn 4%) do căng thẳng thương mại mới và sản lượng dầu thô của nước này đạt mức cao kỷ lục, song giá dầu có tháng tăng mạnh do trong tuần tới OPEC sẽ điều chỉnh sản lượng dầu đến tháng 3/2019.
Chốt phiên giao dịch ngày 29/11, dầu thô Brent giảm 1,44 USD xuống 62,43 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá giảm 1,5% song tính chung cả tháng giá tăng mạnh nhất (6%) kể từ tháng 4/2019. Trong khi đó, giá dầu thô Tây Texas WTI giảm 2,94 USD xuống 55,17 USD/thùng, tính chung cả tuần giảm 4,1% sau 3 tuần tăng liên tiếp. Tính chung cả tháng, giá dầu WTI tăng khoảng 2,3%, tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2019.
Như vậy, cả 2 loại dầu trong tháng 11/2019 đều tăng phần lớn do kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được 1 thỏa thuận thương mại ban đầu vào cuối năm nay. Điều này dấy lên tia hy vọng về nhu cầu dầu thô trong tương lai cùng với sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên triển vọng đã bị lu mờ sau khi Trung Quốc cảnh báo Mỹ rằng sẽ có "các biện pháp đối phó vững chắc" để đáp trả luật pháp của Mỹ ủng hộ người biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông.
Ngoài ra, giá dầu còn được hỗ trợ trước cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga dự kiến sẽ gia hạn việc cắt giảm sản lượng dầu hiện tại đến giữa năm 2020.
Một cuộc thăm dò ý kiến của 42 nhà kinh tế và phân tích của Reuters dự báo, giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 62,5 USD/thùng trong năm tới, thay đổi nhẹ so với dự báo 62,38 USD/thùng tháng trước đó, đây là dự báo thấp nhất đối với năm 2020 trong khoảng 2 năm. Giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 64 USD/thùng trong năm nay.
Khí tự nhiên giảm mạnh nhất 10 tháng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ ngày giảm mạnh nhất trong hơn 10 tháng, do dự báo thời tiết ấm hơn và sản lượng đạt mức cao kỷ lục.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn New York giảm 22 US cent tương đương 8,8% xuống 2,281 USD/mmBTU, trong phiên có lúc chạm 2,270 USD/mmBTU, thấp nhất kể từ ngày 24/10/2019. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên giảm hơn 13%, tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2019 và cả tháng 11/2019 giảm hơn 12%, tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2018.
Vàng giảm mạnh nhất 17 tháng, palađi tăng tháng thứ 4 liên tiếp
Giá vàng tăng do thị trường chờ đợi sự phát triển hơn nữa trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa Washington vì đã thông qua luật ủng hộ người biểu tình Hồng Kông.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,4% lên 1.463,59 USD/ounce, song có tháng giảm khoảng 3,3%, tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2018 và vàng kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn New York tăng 0,6% lên 1.470,2 USD/ounce.
Trong khi đó, palađi duy trì vững ở mức 1.840,52 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt mức cao kỷ lục mới 1.844,5 USD/ounce và có tháng tăng thứ 4 liên tiếp.
Nickel tháng giảm mạnh nhất kể từ năm 2011
Giá nickel chạm mức thấp nhất trong hơn 4 tháng và có tháng giảm mạnh nhất trong 8 năm do sản lượng thép từ nước sản xuất hàng đầu – Trung Quốc – giảm và tác động từ lệnh cấm xuất khẩu quặng của Indonesia suy giảm.
Giá nickel trên sàn London giảm 2,4% xuống 13.670 USD/tấn sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 16/7/2019. Tính chung cả tháng, giá nickel giảm gần 18%, tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2011.
Giá nickel chịu áp lực giảm bởi lo ngại nhu cầu từ các nhà máy thép không gỉ, chủ yếu tại Trung Quốc – chiếm 2/3 lượng tiêu thụ toàn cầu, ước đạt khoảng 2,4 triệu tấn trong năm nay.
Tuy nhiên, giá nickel tăng mạnh nhất trong 5 năm trong tháng 9/2019, sau khi nước sản xuất nickel hàng đầu – Indonesia – đưa ra lệnh cấm xuất khẩu quặng nickel.
Thép và quặng sắt tiếp đà tăng
Giá thép cây và thép cuộn cán nóng tăng phiên thứ 2 liên tiếp, do dự trữ giảm cho thấy triển vọng nhu cầu tăng.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 0,9% lên 3.620 CNY/tấn. Tính chung cả tuần giảm 1%. Thép cuộn cán nóng tăng 0,8% lên 3.556 CNY/tấn. Trong khi, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 giảm 1,2% xuống 14.005 CNY/tấn.
Dự trữ sản phẩm thép của các thương nhân Trung Quốc giảm tuần thứ 8 liên tiếp trong tuần kết thúc ngày 28/11/2019, giảm 220.000 tấn so với tuần trước đó xuống 7,56 triệu tấn, thấp nhất kể từ tháng 1/2009. Đồng thời, dự trữ thép cây giảm xuống 2,83 triệu tấn so với 2,87 triệu tấn tuần trước đó và dự trữ thép cuộn cán nóng giảm 0,6% xuống 1,8 triệu tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Đại Liên tăng 0,3% lên 646 CNY/tấn, song tính chung cả tuần giảm 0,7% sau khi tăng 2 tuần liên tiếp.
Cao su giảm
Giá cao su tại Tokyo giảm theo xu hướng thị trường Thượng Hải do các yếu tố cơ bản duy trì yếu.
Trên sàn TOCOM, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 1,3 JPY (0,012 USD) xuống 187 JPY/kg.
Trong khi đó, trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 120 CNY (17,05 USD) xuống 12.380 CNY/tấn. Giá cao su TSR20 giảm 150 CNY xuống 10.555 CNY/tấn.
Đường cao nhất 9 tháng, cà phê tăng
Giá đường đạt mức cao nhất 9 tháng do hoạt động đẩy mạnh mua vào, trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE tăng 0,15 US cent tương đương 1,2% lên 12,94 US cent/lb, trong phiên có lúc đạt 13,01 US cent/lb, cao nhất kể từ cuối tháng 2/2019. Tính chung cả tuần tăng 0,8%. Trong khi đó, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn London tăng 1,7 USD tương đương 0,5% lên 344,9 USD/tấn. Tính chung cả tuần giá đường trắng tăng 1,7%.
Đồng thời, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE tăng 0,6 US cent tương đương 0,5% lên 1,1905 USD/lb. Giá cà phê Arabica được hỗ trợ trong mấy tuần gần đây bởi điều kiện thời tiết khô hơn bình thường và dự trữ tại ICE giảm xuống mức thấp nhất 1,5 năm.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn London tăng 8 USD tương đương 0,7% lên 1.406 USD/tấn, cao nhất kể từ đầu tháng 7/2019. Tính chung cả tuần tăng 0,3%.
Lúa mì cao nhất 6 tháng, ngô tăng, đậu tương thấp nhất 11 tuần
Giá lúa mì tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 6 tháng do các mối đe dọa đối với sản lượng toàn cầu và hoạt động đẩy mạnh mua vào sau kỳ nghỉ lễ.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 2,9% lên 5,41-3/4 USD/bushel. Giá ngô giao cùng kỳ hạn tăng 2,08% lên 3,81-1/4 USD/bushel. Trong khi giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2020 giảm 0,62% xuống 8,76-3/4 USD/bushel, thấp nhất 11 tuần, khi thị trường dõi theo các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung và các thương nhân ít lạc quan về sự gia tăng doanh số xuất khẩu đậu tương gần đây giữa 2 nước.
Dầu cọ cao nhất hơn 2 năm
Giá dầu cọ tại Malaysia đảo chiều tăng lên mức cao nhất hơn 2 năm sau khi giảm trong đầu phiên giao dịch, được hỗ trợ bởi các loại dầu thực vật khác tăng mạnh và Indonesia quyết định cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,8% lên 2.744 ringgit (658,03 USD)/tấn, sau khi giảm 0,2% trong đầu phiên giao dịch, trong phiên có lúc đạt 2.782 ringgit/tấn, cao nhất kể từ ngày 13/11/2017.
Anilkumar Bagani, nhà nghiên cứu đứng đầu Sunvin Group có trụ sở tại Mumbai cho biết: "Chính phủ Indonesia tuyên bố mục tiêu sẽ cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, bằng cách thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu sinh học khiến giá tăng cao".
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 30/11