Thị trường trái phiếu toàn cầu thành công rực rỡ trong năm 2021
Các loại tiền giấy Euro, USD, lira Thổ Nhĩ Kỳ, reais Brazil…
2021 là một năm vô cùng đặc biệt đối với thị trường trái phiếu toàn cầu khi lạm phát – sau một thời gian dài ngủ yên – đã tăng vọt và các ngân hàng trung ương bắt đầu sử dụng những biện pháp kích thích chưa từng có để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19.
- 27-12-2021Giải quyết vấn đề nợ xấu có thể tăng sau đại dịch thế nào?
- 27-12-2021NHNN xem xét nới room tín dụng dài hạn cho các TCTD
Liên minh châu Âu trở thành 'người đi vay' lớn và đã bán khoản nợ trị giá 140 tỷ euro, Anh và Italy tham gia thị trường trái phiếu xanh (green bond) - đang phát triển nhanh chóng, trong khi nợ và nợ rác (junk debt – các loại nợ có mức độ uy tín thấp hơn các tiêu chuẩn thông thường, tiềm ẩn nguy cơ không được thanh toán và thường được) đã có một năm thành công rực rỡ.
Tuy nhiên, triển vọng giai đoạn thăng hoa của thị trường trái phiếu sắp kết thúc khi các ngân hàng trung ương bước vào làn sóng thắt chặt tiền tệ.
Dưới đây là một số động thái đáng chú ý trên thị trường trái phiếu toàn cầu năm 2021:
Mỹ: "bay" cao và xa
Lợi suất trái phiếu kho bạc (Treasury yields) kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng khoảng 50 điểm phần trăm (bps) trong năm 2021, là mức tăng hàng năm lớn nhất về mặt giá trị tương đối kể từ năm 2013.
Lợi tức trái phiếu (bond returns) của Mỹ giảm 3%, khiến Kho bạc trở thành một trong những thị trường trái phiếu chính hoạt động kém nhất năm 2021.
Ở mức 1,42%, lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm trở nên khá khiêm tốn nếu so sánh với lạm phát ở mức cao nhất trong vòng 4 thập kỷ, là gần 7%.
Nhưng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ vào năm 2022, lợi suất được dự báo sẽ tăng trên 2% trong năm 2022.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng mạnh nhất kể từ 2013.
Châu Âu theo sau
Lợi tức trái phiếu của Italy năm 2021 tăng mạnh thứ 2 kể từ cuộc khủng hoảng nợ đồng euro năm 2011, khi Ngân hàng Trung ương châu Âu quay trở lại kích thích mua trái phiếu của mình.
Chi phí vay (borrowing costs) trong 10 năm (lợi suất trái phiếu Kho bạc) của Italy tăng khoảng 40 bps trong năm 2021 lên 0,95%, không hoàn toàn bằng mức tăng 78 bps của năm 2018 khi các thị trường lo lắng về cam kết của Italy đối với đồng euro.
Lợi tức Bund kỳ hạn 10 năm của Đức chỉ tăng 20 bps trong năm 2021, cho thấy sự khác biệt giữa khu vực đồng euro và chính sách tiền tệ của Mỹ cũng như sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế do biến thể Omicron gây ra.
Lợi suất thực từ các thị trường trái phiếu chủ chốt hầu hết là âm trong năm 2021.
Goodbye YCC, Hello tăng lãi suất
Ngân hàng trung ương Australia vào tháng 1/2021 đã từ bỏ lợi suất trái phiếu cực thấp để chuyển sang theo đuổi chính sách được gọi là kiểm soát đường cong lợi suất (YCC- yield curve control), một bước đi hướng tới thoát khỏi những giải pháp kích thích thời đại dịch.
Kỳ vọng về chính sách thắt chặt hơn nữa đã đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm của Australia tăng 82 bps trong năm 2021 lên 0,92%, đánh dấu mức tăng hàng năm lớn nhất trong vòng 12 năm.
Tại Anh, nơi Ngân hàng Trung ương Anh trong tháng 12/2021 đã bất ngờ tăng lãi suất, lợi tức trái phiếu kỳ hạn hai năm cũng chứng kiến mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 2006.
Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Anh tăng mạnh.
EU trở thành 'người đi vay' khổng lồ
Liên minh châu Âu đã hoàn thành quá trình chuyển đổi nhà đi vay lớn sau khi bắt đầu phát hành trái phiếu để tài trợ cho quỹ phục hồi sau đại dịch, trị giá lên tới 800 tỷ euro (902 tỷ USD).
EU đã huy động được 91 tỷ euro trái phiếu và tín phiếu cho quỹ này trong năm 2021, sau khi huy động thêm 50 tỷ euro nữa cho chương trình hỗ trợ thất nghiệp (SURE unemployment scheme) mà tổ chức này bắt đầu tài trợ vào năm ngoái.
Đồng thời, EU cũng đã bán trái phiếu xanh nhiều nhất thế giới, thu về 12 tỷ euro từ nhu cầu kỷ lục.
Trái phiếu xanh (ESG - Environmental, Social, and Governance) bùng nổ
Theo dữ liệu của Refinitiv, việc phát hành trái phiếu xanh được thiết lập thêm một năm kỷ lục nữa, năm 2021 tăng gần gấp đôi so với năm trước lên gần 500 tỷ USD.
Anh, Italy, Tây Ban Nha và EU lần đầu tiên phát hành trái phiếu xanh.
Việc các nước tăng phát hành trái phiếu xanh đã làm giảm bớt sự khan hiếm loại trái phiếu này, thu hẹp khoảng cách lợi suất mà các nhà đầu tư "xanh" phải trả để nắm giữ trái phiếu xanh của doanh nghiệp.
Việc phát hành trái phiếu liên kết bền vững (sustainability-linked bonds), liên quan đến các mục tiêu rộng lớn của doanh nghiệp hơn là các dự án cụ thể, đã tăng gấp 11 lần lên 91 tỷ USD, theo dữ liệu của Refinitiv.
Tỷ lệ (%) của trái phiếu ESG của Châu Âu trong tổng lượng trái phiếu phát hành.
Trái phiếu hút tiền
Với lạm phát gia tăng, các nhà đầu tư đã đổ mạnh tiền vào trái phiếu liên quan đến lạm phát để bảo vệ.
Theo chỉ số BofA (của ngân hàng Bank of America), những trái phiếu như vậy có hoạt động tốt thứ hai trên thị trường trong năm 2021 tính theo doanh thu.
Các thước đo thị trường chính về dự báo lạm phát dài hạn cũng đã tăng vọt, bao gồm cả ở khu vực đồng euro và ở Anh.
Các chỉ báo lạm phát tăng do áp lực giá tăng
Trái phiếu "rác" cũng có lợi suất cao
Các trái phiếu rác được xếp hạng thấp nhất, từ mức C trở xuống, năm 2021 đã có lợi suất gần 10% trên cả thị trường Mỹ và Eurozone, dữ liệu của BofA cho thấy. Các nhà đầu tư đã thu gom bất cứ tài sản nào mang lại lợi nhuận thực trong bối cảnh lạm phát tăng nóng.
Chi phí tài trợ hấp dẫn đã thúc đẩy các công ty "rác" (junk companies) phát hành 646 tỷ USD trái phiếu trong năm 2021, kỷ lục cao thứ 2 từ trước tới nay, bất chấp bảo hiểm cho cấp độ đầu tư sụt giảm.
Ngược lại là châu Á, nơi mà công ty bất động sản Evergrande gặp tai ương đã vùi dập trái phiếu lợi suất cao của Trung Quốc. Theo BofA, thị trường quy trị giá bằng đồng USD (dollar-denominated market) đã mất 30% giá trị trong năm 2021.
Evergrande ‘tàn sát’ trái phiếu Trung Quốc.
Tham khảo: Refinitiv