28 nước châu Âu áp lệnh trừng phạt Nga từ hôm nay
Trước nguy cơ thỏa thuận hòa bình có thể tan vỡ, 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu đạt thỏa thuận tiến hành đợt trừng phạt kinh tế mới nhắm vào Nga.
- 11-09-2014Hình ảnh ông Putin rơi lệ khi nghe quốc ca Nga gây xôn xao
- 11-09-2014Nga nói không cấm bán iPhone 6 trên lãnh thổ của mình
- 10-09-2014Nga và Trung Quốc quyết loại đồng USD
Hôm 11/9, theo một nguồn tin từ Nato, vẫn còn khoảng 1.000 quân Nga tại miền Đông Ukraine, "với một lượng phương tiện đáng kể", và 20.000 binh sĩ Nga hiện đang được bố trí sát bên kia biên giới. Vẫn nguồn tin nói trên cho biết, Moscow "tiếp tục cung cấp cho phe ly khai nhiều phương tiện quân sự hiện đại".
Trước nguy cơ thỏa thuận hòa bình có thể tan vỡ, 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu đạt thỏa thuận tiến hành đợt trừng phạt kinh tế mới nhắm vào Nga, nhằm duy trì áp lực. Các trừng phạt mới có hiệu lực từ ngày 12/9. Các biện pháp trừng phạt đã được chính thức thông qua vào thứ Hai vừa rồi, nhưng Liên Âu chưa áp dụng tức thời để chờ đợi phản ứng của Moscow.
Trong số các biện pháp trừng phạt mới, có việc giới hạn việc tham gia vào các thị trường vốn, đối với các công ty dầu khí lớn của Nga, như Rosneft và Transneft, hay Gazprom.
Hàng chục giới chức Nga bị đưa vào danh sách đen của Châu Âu, sẽ bị phong tỏa tài khoản và cấm visa.
Hôm 11/9, cuộc hội nghị thường niên, kéo dài ba ngày, mang tên Yalta European Strategy (YES), khai mạc tại Kiev (trong những lần trước hội nghị được tổ chức tai Yalta, bán đảo Crimée, nay vừa được sáp nhập vào Nga), với nội dung chính là chiến lược hội nhập Liên Hiệp Châu Âu của Ukraine. Hội nghị sẽ có sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso.
Trước nguy cơ thỏa thuận hòa bình có thể tan vỡ, 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu đạt thỏa thuận tiến hành đợt trừng phạt kinh tế mới nhắm vào Nga, nhằm duy trì áp lực. Các trừng phạt mới có hiệu lực từ ngày 12/9. Các biện pháp trừng phạt đã được chính thức thông qua vào thứ Hai vừa rồi, nhưng Liên Âu chưa áp dụng tức thời để chờ đợi phản ứng của Moscow.
Trong số các biện pháp trừng phạt mới, có việc giới hạn việc tham gia vào các thị trường vốn, đối với các công ty dầu khí lớn của Nga, như Rosneft và Transneft, hay Gazprom.
Hàng chục giới chức Nga bị đưa vào danh sách đen của Châu Âu, sẽ bị phong tỏa tài khoản và cấm visa.
Hôm 11/9, cuộc hội nghị thường niên, kéo dài ba ngày, mang tên Yalta European Strategy (YES), khai mạc tại Kiev (trong những lần trước hội nghị được tổ chức tai Yalta, bán đảo Crimée, nay vừa được sáp nhập vào Nga), với nội dung chính là chiến lược hội nhập Liên Hiệp Châu Âu của Ukraine. Hội nghị sẽ có sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso.
Theo Trọng Thành