MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất động sản khó khăn: Nở rộ mô hình liên kết

Sau liên minh sàn BĐS G5, nay thị trường Hà Nội lại đón nhận thêm một liên minh mới là Liên minh R9+.

Sau nhiều năm suy thoái, bất động sản tồn kho lớn và tính thanh khoản thị trường yếu,…dẫn tới việc phân phối các sản phẩm ra thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì thế, gần đây nhiều mô hình liên kết trong đầu tư, kinh doanh bất động sản đã ra đời.

Ngày 9.9, Liên minh sàn giao dịch Bất Động Sản R9+ đã công bố chính thức thông tin ra mắt mô hình liên kết. Liên minh này gồm 9 sàn giao dịch tham gia gồm sàn BĐS Vicland, Thái Minh Quang, VUD, Bắc Sơn, Thanglongland, Kim Việt, THT, Hoàng Vương,…Ông Đinh Quang Bách được bầu là Chủ tịch liên kinh R9+.

Theo ông Đinh Quang Bách, mục tiêu của R9+ là trở thành hệ thống tư vấn và phân phối sản phẩm BĐS chuyên nghiệp. R9+ sẽ phấn đấu trở thành một liên minh lớn về quy mô, mạnh về tài chính, đông đảo về nhân sự nhằm mang lại dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng, ổn định cho cán bộ công nhân viên, lợi ích cho đơn vị thành viên và góp phần xây dựng thị trường BĐS phát triển bền vững.

Mô hình liên kết trong lĩnh vực bất động sản đang nở rộ

“Hiện nay thị trường bất động sản mặc dù đang đi theo một quỹ đạo dần phục hồi, để phát triển ổn định hơn. Tuy nhiên, tình hình chung vẫn có thể còn trầm lắng kéo dài và có nhiều diễn biến phức tạp. giao dịch cầm chừng, tính thanh khoản của thị trường nhìn chung còn thấp.

Vì thế, hoạt động giao dịch phân phối của các sàn BĐS cũng trở nên èo uột, chỉ một số sàn còn duy trì và phát triển hệ thống phân phối của mình. Trước những thực trạng đó thì nhu cầu liên kết, hợp tác kinh doành giữa các sàn BĐS với nhau cũng đã hình thành.” Ông Bách nói

Trước đó, tháng 8/2012, Liên minh các Sàn giao dịch BĐS (Liên minh G5) đã ra đời và cũng là mô hình liên kết các sàn BĐS đầu tiên ở Miền Bắc. Liên minh này gồm các sàn Đất Xanh Miền Bắc, Sàn Maxland, sàn BĐS DTJ, sàn BĐS Châu Á và sàn Sudico.

Sau hơn một năm hoạt động, cũng đã có nhiều biến động, và dường như một sàn không còn duy trì trong liên kết này là sàn Sudico. Tuy nhiên, quá trình hoạt động cũng đã đem lại hiệu quả nhất định, rất nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội đã được liên minh này kết hợp phân phối khá thành công ra thị trường, điển hình như Phúc Thịnh Towers, OCT2 Xuân Phương, Hà Đô Park View, CT6 Đặng Xá, Mỹ Đình Plaza,…

Ngoài ra, thị trường BĐS còn chứng kiến nhiều mô hình liên kết khác. Giữa năm 2012, trước tình trạng bất động sản đóng băng kéo dài, để khơi thông dòng vốn, giảm nợ xấu và tồn kho ngân hàng BIDV đã khởi xướng lên mô hình liên kết 4 nhà gồm nhà băng (ngân hàng) - nhà đầu tư - nhà thầu (xây dựng) - nhà cung ứng vật liệu (xi măng, sắt thép...) nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cũng như nguồn cung của thị trường này.

Mô hình này đã có được những hiệu quả nhất định trong việc tháo gỡ khó khăn cho bất động sản. Mô hình này cũng đã phát huy được hiệu quả, nhiều hợp đồng hợp tác đã được ký kết sau 1 năm đi vào thực tiễn như 5 hợp đồng triển khai xây dựng tuyến quộc lộ 1 tại Bình Định, và nhiều dự án khác.

Trong hoạt động kinh doanh, các đơn vị tham gia cũng gia tăng giải pháp đẩy thanh khoản thị trường bằng các hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp tác,…Các chủ thể tham gia mô hình gồm Nhà đầu tư và phát triển dự án chịu trách nhiệm thẩm định dự án; Nhà phân phối sẽ đưa ra những chiến lược marketing để phân phối dự án đến tận tay người tiêu dùng; Ngân hàng sẽ giải ngân trực tiếp cho nhà thầu để thi công đảm bảo bàn giao sản phẩm đúng tiến độ cho khách hàng…

Gần đây mô hình này có thể thấy xuất hiện ở nhiều dự án bất động sản mở bán tại Hà Nội. Đơn cử như Công ty cổ phần tập đoàn Thế Kỷ, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Siêu thị dự án Bất động sản (đơn vị phân phối), chủ đầu tư các dự án Thăng Long Garden, Sails Tower, CT2A Tân Tây Đô,…

Kiều Thuật

thuatvk

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên