MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bùng nổ đầu tư vào bất động sản của Công ty bảo hiểm?

Dự kiến sẽ có khoảng 75 tỷ USD được đầu tư vào thị trường bất động sản trong 5 năm từ các công ty bảo hiểm Châu Á.

Đó là dự báo của CBRE vừa đưa ra trong một thông cáo vừa phát đi và báo cáo nghiên cứu của đơn vị này về “sự nới lỏng và sự bùng nổ của các công ty bảo hiểm Chấu Á trong lĩnh vực bất động sản”.

Theo CBRE thì các quy định giới hạn các công ty bảo hiểm Châu Á đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đang dần được nới lỏng, điều này sẽ làm tăng các giao dịch đầu tư vào bất động sản. Trước đây, các quy định về đầu tư của các công ty bảo hiểm Châu Á luôn khắt khe, và thắt chặt đặc biệt là vào BĐS. Nhưng tình hình hiện nay, nhiều nước trong khu vực đã cho phép sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đầu tư vào BĐS nhiều hơn, quy trình phê chuẩn đơn giản hơn.

Nghiên cứu của CBRE chỉ ra rằng vào cuối 2013, tổng tài sản bảo hiểm ở Châu Á đạt con số 6,7 nghìn tỷ USD, cao hơn cả Mỹ là 5,8 nghìn tỷ USD và Anh là 3 nghìn tỷ USD. Nhật Bản là nước có tài sản bảo hiểm lớn nhất hơn 3,3 nghìn tỷ…

Tuy nhiên, thống kê cũng cho thấy các công ty bảo hiểm đầu tư rất thấp vào BĐS bởi các quy định rất nghiêm ngặt. Vào năm 2013 bất động sản chỉ chiếm 2% trong danh mục đầu tư của các công ty này, vào khoảng 130 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc khoảng 2,4%, Nhật Bản 1,8% và Trung Quốc là 1%. Trong khi đó thì theo CBRE ở các nước phát triển tỷ lệ này khá cao dao động khoảng 4-6% như ở Mỹ là 6,7% và Anh là 5,1%. Còn ở Châu Á thì Đài Loan có tỷ lệ này cao nhất cũng chỉ 4,8%.

Cũng theo CBRE thì nguồn vốn đầu tư từ các công ty bảo hiểm chủ yếu vẫn dồn vào các tài sản lưu động như thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ, tiền mặt và thu nhập cố định. Đồng thời, nguồn vốn này hiện tại vẫn tập trung ở trong nước bởi vốn đầu tư nước ngoài vừa chỉ vừa được cho phép vào năm 2013.

Trong khi đó, các công ty bảo hiểm tại Châu Á lại đang tăng lên chóng mặt, và rất tiềm năng. Phí bảo hiểm tại Trung Quốc đã tăng trên 10% trung bình mỗi năm.

Chính vì sự nới lỏng các quy định về đầu tư vào bất động sản, và nguồn vốn được phép đầu tư ra nước ngoài nên CBRE nhận định trong những năm tới sẽ có sự bùng nổ về nguồn vốn đầu tư vào BĐS từ các công ty bảo hiểm.

Dự báo của CBRE chỉ ra rằng trong giai đoạn từ 2013 đến 2018, nguồn vốn đầu tư vào ngành BĐS của các công ty bảo hiểm sẽ tăng từ 130 tỷ USD lên 205 tỷ USD vào 2018. Như vậy sẽ có khoảng 75 tỷ USD chảy vào BĐS, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào thị trường BĐS.

Chỉ tính riêng năm 2013, các thương vụ mua bán trong ngành bất động sản của các công ty bảo hiểm Châu Á ở các thị trường ngoài Châu Á Thái Bình Dương lên tới 2,4 tỷ USD. Các dự án họ quan tâm thường là ở của ngõ các thủ đô lớn như ở Luân Đôn, NewYork và đặc biệt là lần đầu tiên họ đầu tư ra nước ngoài.

Nghiên cứu của CBRE cũng cho thấy rằng các công ty ở Trung Quốc và Đài Loan thường bỏ qua những cơ hội ở nội địa bởi tỷ suất lợi nhuận thấp để đầu tư ra nước ngoài. Còn các công ty Nhật Bản thì lại chú trọng đầu tư ở trong nước. Các công ty Hàn Quốc thì lại chuộng đầu tư ở thị trường nước ngoài, và họ đã có nhiều kinh nghiệm trong thời gian qua.

Ông Giuffrida, CEO nhóm thị trường vốn toàn cầu của CBRE nhận định: “với tỷ suất lợi nhuận thấp và sự thiếu hụt các cổ phiếu có thể đầu tư được, đặc biệt là để ổn định thu nhập, các công ty bảo hiểm Châu Á sẽ phải tìm kiếm các cơ hội khác ở nước ngoài. Dự kiến dòng vốn chảy vào khu vực bất động sản sẽ tăng lên.”

Theo CBRE, ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan việc nới lỏng đầu tư bất động sản giữa các công ty bảo hiểm đã tăng tốc trong 2 năm qua, và cho phép tinh giảm các thủ tục đầu tư vào BĐS ở nước ngoài. Còn Trung Quốc đã cho phép các công ty bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài từ 2012 và tăng phân bổ tối đa trong BĐS (cả trong nước và ngoài nước) từ 20% lên 30% tổng tài sản trong tháng 2 năm 2014. Còn ở Đài Loan thì đã cho phép các công ty bảo hiểm đầu tư nước ngoài từ năm 2013, và cho phép sử dụng vốn vay cổ đông mua lại ở nước ngoài.

>>>Nhà đầu tư bất động sản đã đổi "khẩu vị"

Kiều Thuật

thuatvk

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên