“Có một dạng đầu tư bất động sản phải trừ diệt”
Cơ sở nào để dự luật yêu cầu kinh doanh BĐS phải có vốn tối thiểu 50 tỷ, làm thế nào để loại bỏ được các nhà đầu cơ, mánh khoé, vừa mở vừa siết với nhà đầu tư nước ngoài vào BĐS Việt Nam…?
Đó là những câu hỏi được nhiều đại biểu đề cập đến khi tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) chiều 18/6 tại Quốc hội.
Mở đầu phần phát biểu của mình, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) đánh giá cao những cố gắng của ban soạn thảo trong việc xử lý những bất cập để phát triển và lành mạnh hóa thị trường bất động sản.
Theo ông, hiện nay thị trường có ba dạng đầu tư kinh doanh bất động sản, trong đó có hai dạng cần phải khuyến khích phát triển mạnh mẽ, song có một dạng thì cần phải "trừ diệt".
Ông nói, hai dạng cần khuyến khích là những người kinh doanh bất động sản xin dự án và xây dựng theo quy hoạch bán để kinh doanh, tạo nên bộ mặt đô thị. Cùng với đó là những người mua lại được đất rồi để xây dựng lên dự án, nâng giá trị để bán và cũng tạo cho thị trường phát triển lành mạnh.
Tuy nhiên, dạng thứ ba là việc “chạy” dự án rồi chuyển nhượng kiếm lời, nâng giá lên. Theo đại biểu Lịch, dạng đầu tư này vừa làm hại thị trường, vừa làm hư bộ máy nhà nước, nên luật phải làm sao loại bỏ đi.
Do đó, trong các điều khoản chuyển nhượng dự án, luật phải làm sao quy định chặt chẽ vấn đề chuyển nhượng để tránh tình trạng chạy dự án bán lấy lời, đẩy giá lên, tức là kinh doanh cơ chế.
Liên quan đến những tồn tại của thị trường bất động sản, đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng, trong những năm qua chúng ta đã để xảy ra tình trạng thị trường bất động sản phát triển theo phong trào, gây lãng phí tiền bạc của chủ đầu tư, của khách hàng, trong đó có nguyên nhân cấp phép tràn lan, quản lý lỏng lẻo.
Tuy nhiên, luật lại không quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi để xảy ra những tồn tại trên.
Do đó, vị này đề nghị ban soạn thảo cần thiết kế thêm một điều mới quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể được Nhà nước giao nhiệm vụ tư vấn, phê duyệt, cấp phép, thẩm định các dự án đầu tư bất động sản đưa vào kinh doanh trong dự án luật này.
Cũng tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã đề cập đến nội dung quy định đầu tư, kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định tối thiểu 50 tỷ đồng. Hầu hết các đại biểu cho rằng, dự thảo đưa ra quy định như vậy nhưng thiếu lý lẽ giải thích và không phù hợp đối với một số chủ đầu tư, dự án nhất định.
Liên quan đến nội dung cho người mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) đánh giá là chủ trương này là đúng đắn, nhằm tạo sân chơi bình đẳng và huy động được các nguồn lực từ các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất nên đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải làm sao vừa đạt được mục đích trên, vừa đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước, không làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, đồng thời tránh được những hệ lụy có thể phát sinh.
Theo đại biểu Tiến, việc vừa mở, vừa siết đối với đối tượng này là hai vấn đề không hề mâu thuẫn nhau. Cùng với đó là cần hạn chế các tổ chức, cá nhân nước ngoài không được đầu tư kinh doanh bất động sản ở một số địa bàn nhạy cảm về an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Một số đại biểu khác đề nghị, ngoài các biện pháp hạn chế hành chính, luật cần định rõ các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài phải ký quỹ, tăng mức bảo hiểm dự án…
Cũng trong ngày 18/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng (sửa đổi).
>>> Bất động sản: Nhiều nhà đầu tư có dấu hiệu lừa đảo
Theo Từ Nguyên
Mở đầu phần phát biểu của mình, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) đánh giá cao những cố gắng của ban soạn thảo trong việc xử lý những bất cập để phát triển và lành mạnh hóa thị trường bất động sản.
Theo ông, hiện nay thị trường có ba dạng đầu tư kinh doanh bất động sản, trong đó có hai dạng cần phải khuyến khích phát triển mạnh mẽ, song có một dạng thì cần phải "trừ diệt".
Ông nói, hai dạng cần khuyến khích là những người kinh doanh bất động sản xin dự án và xây dựng theo quy hoạch bán để kinh doanh, tạo nên bộ mặt đô thị. Cùng với đó là những người mua lại được đất rồi để xây dựng lên dự án, nâng giá trị để bán và cũng tạo cho thị trường phát triển lành mạnh.
Tuy nhiên, dạng thứ ba là việc “chạy” dự án rồi chuyển nhượng kiếm lời, nâng giá lên. Theo đại biểu Lịch, dạng đầu tư này vừa làm hại thị trường, vừa làm hư bộ máy nhà nước, nên luật phải làm sao loại bỏ đi.
Do đó, trong các điều khoản chuyển nhượng dự án, luật phải làm sao quy định chặt chẽ vấn đề chuyển nhượng để tránh tình trạng chạy dự án bán lấy lời, đẩy giá lên, tức là kinh doanh cơ chế.
Liên quan đến những tồn tại của thị trường bất động sản, đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng, trong những năm qua chúng ta đã để xảy ra tình trạng thị trường bất động sản phát triển theo phong trào, gây lãng phí tiền bạc của chủ đầu tư, của khách hàng, trong đó có nguyên nhân cấp phép tràn lan, quản lý lỏng lẻo.
Tuy nhiên, luật lại không quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi để xảy ra những tồn tại trên.
Do đó, vị này đề nghị ban soạn thảo cần thiết kế thêm một điều mới quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể được Nhà nước giao nhiệm vụ tư vấn, phê duyệt, cấp phép, thẩm định các dự án đầu tư bất động sản đưa vào kinh doanh trong dự án luật này.
Cũng tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã đề cập đến nội dung quy định đầu tư, kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định tối thiểu 50 tỷ đồng. Hầu hết các đại biểu cho rằng, dự thảo đưa ra quy định như vậy nhưng thiếu lý lẽ giải thích và không phù hợp đối với một số chủ đầu tư, dự án nhất định.
Liên quan đến nội dung cho người mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) đánh giá là chủ trương này là đúng đắn, nhằm tạo sân chơi bình đẳng và huy động được các nguồn lực từ các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất nên đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Việc mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải làm sao vừa đạt được mục đích trên, vừa đảm bảo sự kiểm soát của nhà nước, không làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, đồng thời tránh được những hệ lụy có thể phát sinh.
Theo đại biểu Tiến, việc vừa mở, vừa siết đối với đối tượng này là hai vấn đề không hề mâu thuẫn nhau. Cùng với đó là cần hạn chế các tổ chức, cá nhân nước ngoài không được đầu tư kinh doanh bất động sản ở một số địa bàn nhạy cảm về an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Một số đại biểu khác đề nghị, ngoài các biện pháp hạn chế hành chính, luật cần định rõ các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài phải ký quỹ, tăng mức bảo hiểm dự án…
Cũng trong ngày 18/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư công và Luật Xây dựng (sửa đổi).
>>> Bất động sản: Nhiều nhà đầu tư có dấu hiệu lừa đảo
Theo Từ Nguyên