MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại gia địa ốc “Đường bia” bật mí chuyện “buôn” nước ngọt, bánh mì

Phất lên từ kinh doanh bia, ông Đường lại càng trở nên nổi tiềng với nhà máy malt bia tốt nhất Việt Nam. Tiếp đó là “cơ duyên” đến với bất động sản vào những năm 2000, và nay là nước giải khát có ga.

Tóm tắt:

-Ông "Đường bia" là doanh nhân khá nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh bia, bất động sản nay ông tiếp tục lấn sân sang lĩnh vực nước giải khát.

-Lần đầu tiên doanh nhân Đường bia tiết lộ lý do về lĩnh vực kinh doanh mới của mình đó là nước giải khát có ga, một lĩnh vực mà theo ông là đem lại siêu lợi nhuận.


Sinh ra trong thời chiến, tuổi thơ ông “Đường bia” gắn với những cuộc chạy bom sơ tán và thiếu thốn tình cảm khi bố mẹ li hôn khi ông mới 7 tuổi. Ông đã bỏ học để làm công nhân khi mới lên 7, cuộc đời ông bôn ba khắp nơi kiếm sống và đã trải qua “bách nghề” như rèn, vẽ tranh, buôn bán hàng hóa,...

Sở dĩ có biệt danh “Đường bia” không phải ông Đường là người uống bia giỏi mà ông chính là người cung cấp bia nổi tiếng trên đất Hà Thành một thời. Đã hơn 30 năm, nhưng những tín đồ bia ở Hà Nội không ai là không biết cái tên này.

Phất lên từ kinh doanh bia, ông Đường lại càng trở nên nổi tiềng với nhà máy malt bia tốt nhất Việt Nam. Tiếp đó là “cơ duyên” đến với bất động sản vào những năm 2000 khi ông đầu tư vào dự án trên đường Hoàng Quốc Việt, đến nay là nhiều dự án bất động sản khác như Hòa Bình Green City, dự án tại 3.000m2 tại 31 Kim Mã, dự án 4.000m2 tại Lĩnh Nam,…là ông chủ nghìn tỷ của Công ty TNHH Tập đoàn Hòa Bình, với doanh thu hàng năm trên 5.000 tỷ đồng.

Bước vào lĩnh vực kinh doanh nước giải khát có ga - lĩnh vực mà theo ông Đường là mang lại siêu lợi nhuận vốn dĩ do người nước ngoài độc chiếm thị phần, nhưng không phải ông kinh doanh để có lợi nhuận cao mà tâm nguyện của doanh nhân này muốn, đó là thúc đẩy nền sản xuất trong nước, muốn cạnh tranh với “ông lớn” nước ngoài để buộc họ phải giải giá bán, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng Việt.

Bật mí chuyện kinh doanh nước giải khát cách đây 10 năm

Ông Đường chia sẻ: “năm 1994, tôi đã có ý định đầu tư một nhà máy sản xuất nước ngọt có ga, tuy nhiên, trong tình hình lúc đó tôi đã có quyết định không làm, và đó là một quyết định đúng. Bởi lẽ tôi cũng là người kinh doanh và tiếp xúc với rất nhiều nền kinh tế trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường này, cá lớn nuốt cá bé, người ta không từ bỏ một thủ đoạn nào để có thể dồn đối phương vào chỗ phá sản. Do đó, Hòa Bình không chọn thị trường này, mà lúc đó Hòa Bình cũng chưa đủ sức nên tôi đã từ bỏ thị trường nước ngọt có ga.”

Cũng theo ông Đường nước ngọt có ga là linh vực kinh doanh mang lại siêu lợi nhuận nhưng thị phần từ trước đến nay đều do người nước ngoài chi phối (Coca Cola và Pepsi). Trong bối cảnh hiện nay, theo cam kết gia nhập WTO, năm 2015 thuế hàng hóa ở các nước Asean và Trung Quốc về 0%, hàng rào về thương mại được dỡ bỏ, tất cả DN nước ngoài đều có thể thành lập trung tâm thương mại để bán hàng.

“Trong thương mại ai nắm được hệ thống phân phối là người đó điều tiết được nền sản xuất. Thị phần bán lẻ hiện tại đều nằm trong tay các tập đoàn lớn nước ngoài như Big C, Metro, Aeon của Nhật, Lotte của Hàn Quốc, Robinson của Thái Lan,…hàng hóa của Việt Nam chỉ chiếm phần nhỏ.” Ông Đường nói

Cũng chính vì lẽ đó mà doanh nhân “Đường bia” luôn trăn trở “thời nay không có chiến tranh nhưng thương trường chính là chiến trường. Trong cuộc chiến này không có chết chóc, không có súng đạn, không có bom mìn nhưng lại có kẻ thắng người thua. Người thắng thì làm ông chủ còn người thua làm thuê làm mướn.”

Vì sao quay lại?

Tiết lộ về lý do đầu tư nhà máy sản xuất nước ngọt có ga, ông Đường bật mí: “Tôi phát hiện ra rằng trong 20 năm qua khi Coca Cola vào Việt Nam thì trong 3 năm họ giảm giá dưới giá thành. Đến năm thứ 4 các DN của người Việt đều phải đóng cửa, phá sản nên họ đã mua lại những công ty này và tăng giá bán chai Coca Cola từ 800 đồng lên 2.400 đồng để có lợi nhuận cực lớn. Tiếp sau Coca Cola đến lượt Pepsi cũng vào Việt Nam từ đó thị phần nước giải khát có ga nằm trong tay họ. Người tiêu dùng Việt phải mua với giá đắt.”

Chia sẻ với giới kinh doanh nước giải khát ông Đường cho biết: “trong tình hình này không thể đi bán hàng cho Coca Cola hay Pepsi được. Vì thế, ngày 29/3/2014 tôi đã quyết định mua lại nhà máy bia Á Châu lúc đó bị phá sản tại Bắc Ninh. Ngày 8/7/2014 tôi đã mua dây chuyền của hãng của hãng Krones (CHLB Đức) với công suất đạt hơn 200.000.000 lít/năm. Chỉ  sau 2 tháng đã hoàn thành nhà máy để đưa ra sản phẩm. Tôi mong muốn người dân được thưởng thức sản phẩm có chất lượng và giá rẻ. Buộc người nước ngoài phải điều chỉnh giá.”

Bên cạnh việc đầu tư vào nhà máy với tổng giá trị lên tới 1.000 tỷ đồng, doanh nhân Đường bia còn tiết lộ ông đã gửi đề nghị lên Quốc Hội hỗ trợ các DN Việt làm các TTTM chỉ bán hàng Việt, lúc đó nền sản xuất trong nước mới phát triển, việc này Quốc hội cũng đã xem xét. Tuy nhiên, theo ông thì không thể chờ đợi mãi và ông đã quyết định dành 25.000m2 trị giá 500 tỷ tại TTTM V+ để miễn phí thuê mặt bằng 50 năm cho các DN Việt nhằm thức tỉnh được nhiều người, để tham gia mở các TTTM của người Việt khác chỉ để bán hàng của người Việt.

Tuy nhiên, trung tâm thương mại V+ này dù đã khai trương nhưng cũng đã không thu hút được đông đảo DN Việt tham gia. Lý do theo ông Đường là bởi họ không có thị trường để bán hàng hóa. Chính vì thế, ông Đường đã quyết định tự làm nhiều hàng hóa để bán trong trung tâm thương mại này với giá rẻ. Trong đó kể cả bánh mì, quần áo,…

>>>Đại gia BĐS “Đường bia” muốn nhân rộng TTTM miễn phí thuê mặt bằng khắp cả nước

Tâm huyết nhất là bánh mì, ông Đường đã tuyển được một chuyên gia người Bỉ. Ông chia sẻ: “khi tôi tuyển chuyên gia làm bánh người Bỉ, bắt đầu làm từ tháng 9 năm 2014. Mỗi một tháng tôi phải trả cho ông ấy 200 triệu đồng, khi ông ấy vào làm bánh tôi có nói là “tôi chỉ trả 100 triệu để ông làm bánh còn 100 triệu  sau này ông phải đào tạo cho tôi đội ngũ làm bánh tại các TTTM mà tôi sẽ mở. Tôi có nói bây giờ đã chọn máy đắt nhất, nguyên liệu tốt nhất, nước cũng tinh khiết. Ông là chuyên gia giỏi thế giới, nếu ông không làm ra loại bánh ngon nhất thì ông sẽ xách vali về nước. Hợp đồng ký 5 năm và ông ấy hứa là làm được. Đến nay, ông ấy mỗi ngày đã làm ra 7.000 cái bánh và cho kết quả rất ngon nên tôi đã quyết định mua cái máy sản xuất thứ hai để nâng công suất lên 14000 chiếc.”

>>>Đại gia bất động sản “Đường bia” lấn sân sang nước giải khát có ga

Gia Bảo

Kiều Thuật

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên