Địa ốc TP.HCM: Dự án “chết” nhiều năm, thị trường M&A bùng nổ
Hiện nay, Tp.HCM có 1.407 dự án phát triển BĐS, trong đó có 689 dự án tạm ngưng triển khai, 85 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư.
- 06-08-2015Những thương vụ M&A nghìn tỷ trên thị trường BĐS từ 2014-2015
- 06-08-2015Làn sóng M&A thứ hai: Chờ đón 20 tỷ USD đổ bộ vào Việt Nam
- 16-07-2015M&A trên thị trường BĐS diễn biến ngày một phức tạp
- 23-06-2015M&A bất động sản 2015: Nhiều thương vụ bất ngờ
Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM (Horea), đây cũng là một nguồn dự án tiềm năng cho hoạt động M&A trong thời gian tới. Thông qua hoạt động M&A, các doanh nghiệp đã tự giải quyết một phần quan trọng hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường bất động sản. Lượng hàng tồn kho trên thị trường thành phố theo thống kê của 36 dự án năm 2012 đến hết tháng 6/2015 đã bán được 8.501 căn, giảm 58,67 %.
Ngoài ra, thị trường BĐS đứng thứ 3 trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong 6 tháng đầu năm 2015, như Công ty Đầu tư Nam Long đã hợp tác với quỹ đầu tư IFC thuộc World Bank, với Công ty Hankyu Realty và Công ty Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản); Công ty An Gia hợp tác với quỹ đầu tư CREED (Nhật Bản) với tổng mức 200 triệu USD; Tổng Công ty Becamex tiếp tục hợp tác với Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản); Tập đoàn Gamuda Land Malaysia đã đầu tư vào dự án Celadon City (quận Tân Phú); Quỹ đầu tư Vinacapital, Jen Capital tiếp tục mở rộng đầu tư vào BĐS...
“Các nhà đầu tư nước ngoài thường thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp BĐS trong nước thông qua các phương thức chủ yếu là mua lại cổ phần, góp vốn đầu tư trực tiếp vào dự án, hoặc cho vay”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea cho biết.
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên chiều ngày 13/8 vừa qua, ông Châu cũng khẳng định rằng chưa bao giờ thị trường BĐS Việt Nam nói chung, Tp.HCM nói riêng phát triển tốt như hiện nay. Chứng minh cho điều này, ông Châu cho rằng một loạt dự án nhà ở quy mô lớn “chết cứng” nhiều năm liền đã bắt đầu sống lại để chuẩn bị gia nhập thị trường.
“Các chủ đầu tư đang rất cố gắng để vượt qua mọi khó khăn, tái cấu trúc dự án, tài chính và ráo riết săn tìm các đối tác mạnh về vốn trong và ngoài nước tiếp tục vực dậy dự án tưởng như sẽ không bao giờ được hoàn thành. Theo quan sát, thị trường M&A riêng với những dự án thuộc diện này cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ, một cơ hội lớn để giải quyết hết lượng dự án tồn kho”, ông Châu nói thêm.
Nổi bật nhất trong này phải kể đến công ty địa ốc Novaland, với gần 60 dự án đã được mua lại nhưng đến nay đơn vị này mới tung ta thị trường 15 dự án BĐS lớn. Một số tên tuổi khác như Đất Xanh, Hưng Thịnh, Phát Đạt, Tiến Phát… cũng đã phát triển hàng loạt dự án mới từ những “xác chết” từ nhiều năm qua.