Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đuối sức?
Báo cáo “Đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2011 – 2015” vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành, gửi Thủ tướng Chính phủ.
- 22-04-2014[Infographic] Doanh nghiệp nhỏ cần mạng xã hội
- 08-04-2014Microsoft ký biên bản tài trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- 30-03-2014Cần cơ chế đặc biệt cho doanh nghiệp nhỏ vay vốn
Bản kế hoạch nói trên đã đề ra 5 mục tiêu cụ thể về số lượng DNNVV thành lập mới; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của DNNVV trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc; đầu tư của khu vực này trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp trong GDP, ngân sách nhà nước và cuối cùng là số lượng việc làm mới.
Đến nay, sau nửa chặng đường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 4/5 chỉ tiêu đã đạt được, trừ chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu của DNNVV.
Cụ thể, tổng số DN đăng ký mới trong 3 năm 2011-2013 là 224.300 DN trong khi theo kế hoạch là 350.000 DN thành lập mới trong giai đoạn 2011-2015. Số lượng DN thành lập mới trong các năm 2014-2015 được kỳ vọng sẽ cao hơn mức trung bình của 3 năm 2011-2013; do đó mục tiêu 350.000 DN là khả thi.
Tuy nhiên, về mục tiêu tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNVV (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc), cơ quan đánh giá cho rằng khó đạt được. Tính ra, để đạt mục tiêu này, với khoảng 30.000 DNNVV có hoạt động xuất khẩu thì giá trị xuất khẩu trung bình của một DN phải khoảng 1 triệu USD, tương đương 22 tỷ đồng. Trong khi con số thực tế hiện nay là hơn 11.000 DNNVV xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cảnh báo về tình trạng DNNVV rút lui khỏi thị trường có xu hướng gia tăng. Số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2013 là 60.700 DN, tăng 11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011.
Lợi nhuận trước thuế của DNNVV đang theo chiều hướng suy giảm liên tục cũng là một tín hiệu không vui khác. Nếu như năm 2010, lợi nhuận của DNNVV là 80.590 tỷ đồng (chiếm 22,87% tổng lợi nhuận trước thuế của toàn bộ cộng đồng DN), thì năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm đáng kể, chỉ còn 22.820 tỷ đồng (chỉ chiếm 7,26%).
Tỷ lệ DN rơi vào tình trạng thua lỗ cũng gia tăng đáng kể: từ 25,14% vào năm 2010 lên tới 65,8% vào thời điểm cuối tháng 9-2013. Tương ứng, tỷ lệ DN kinh doanh có lãi cũng giảm từ 64,12% năm 2010 xuống còn 34,12% vào hết tháng 9-2013.
>> Điều chỉnh tỷ giá, doanh nghiệp nào được lợi?
Đến nay, sau nửa chặng đường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 4/5 chỉ tiêu đã đạt được, trừ chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu của DNNVV.
Cụ thể, tổng số DN đăng ký mới trong 3 năm 2011-2013 là 224.300 DN trong khi theo kế hoạch là 350.000 DN thành lập mới trong giai đoạn 2011-2015. Số lượng DN thành lập mới trong các năm 2014-2015 được kỳ vọng sẽ cao hơn mức trung bình của 3 năm 2011-2013; do đó mục tiêu 350.000 DN là khả thi.
Tuy nhiên, về mục tiêu tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNVV (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc), cơ quan đánh giá cho rằng khó đạt được. Tính ra, để đạt mục tiêu này, với khoảng 30.000 DNNVV có hoạt động xuất khẩu thì giá trị xuất khẩu trung bình của một DN phải khoảng 1 triệu USD, tương đương 22 tỷ đồng. Trong khi con số thực tế hiện nay là hơn 11.000 DNNVV xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cảnh báo về tình trạng DNNVV rút lui khỏi thị trường có xu hướng gia tăng. Số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2013 là 60.700 DN, tăng 11,9% so với 2012 và tăng 12,5% so với 2011.
Lợi nhuận trước thuế của DNNVV đang theo chiều hướng suy giảm liên tục cũng là một tín hiệu không vui khác. Nếu như năm 2010, lợi nhuận của DNNVV là 80.590 tỷ đồng (chiếm 22,87% tổng lợi nhuận trước thuế của toàn bộ cộng đồng DN), thì năm 2012 lợi nhuận trước thuế giảm đáng kể, chỉ còn 22.820 tỷ đồng (chỉ chiếm 7,26%).
Tỷ lệ DN rơi vào tình trạng thua lỗ cũng gia tăng đáng kể: từ 25,14% vào năm 2010 lên tới 65,8% vào thời điểm cuối tháng 9-2013. Tương ứng, tỷ lệ DN kinh doanh có lãi cũng giảm từ 64,12% năm 2010 xuống còn 34,12% vào hết tháng 9-2013.
>> Điều chỉnh tỷ giá, doanh nghiệp nào được lợi?
Theo Anh Phương