FDI từ Nhật Bản mất ngôi vị quán quân
Dòng vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam liên tục giữ ngôi vị “quán quân” trong các năm 2012-2013. Tuy nhiên, những tháng đầu năm nay, dòng vốn này đang có dấu hiệu chững lại.
- 17-06-2014Thu hút FDI: "Cần thay đổi cách vận động các chính sách"
- 09-06-2014Thu hút FDI không chạy theo số lượng
- 06-06-2014Tạm ứng 115 tỷ đồng tiền bảo hiểm cho hơn 110 doanh nghiệp FDI
- 06-06-2014Ngành Bảo hiểm nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp FDI
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 5 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 588,6 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản, chiếm 10,7% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.
Theo số liệu trên, Nhật Bản không chỉ mất vị trí “quán quân” trong đầu tư tại Việt Nam (đứng đầu là Hàn Quốc), mà so với cùng kỳ năm 2013, vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam chỉ đạt 15,9%. Điều đó cho thấy, vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong những tháng đầu năm 2014 đang có dấu hiệu chững lại.
Ông Yoshihisa Maruta - Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam- nhận định: Là nước đông dân thứ 3 trong khối Asean, lại có lực lượng lao động trẻ, vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên phong phú… Việt Nam vẫn được các DN Nhật Bản đánh giá là quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn. Khảo sát thường niên của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) cũng cho thấy, 70% DN Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam có ý định mở rộng sản xuất, kinh doanh tại đây.
Tuy nhiên, ông Yoshihisa Maruta cũng thừa nhận, vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam đang đứng trước nguy cơ chững lại khi mà 60% các DN nước này đang đầu tư tại Việt Nam cho rằng, chi phí lao động tăng nhanh, thủ tục hành chính phức tạp, chính sách thiếu minh bạch… đang ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của họ tại Việt Nam.
Một nguyên nhân nữa đang ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các DN Nhật Bản tại Việt Nam đó là, ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển, làm cho tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể, theo các DN Nhật Bản, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam mới đạt 32,2%, thấp hơn mức 64% tại Trung Quốc, 53% tại Thái Lan, 42% tại Malaysia và 41% tại Indonesia…
Để cởi “nút thắt” hút vốn FDI Nhật Bản, theo ông Yoshihisa Maruta, trước hết Chính phủ Việt Nam cần có chính sách rõ ràng về phát triển công nghiệp. Trong đó, tạo điều kiện khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, đây vừa là yêu cầu quan trọng để Việt Nam triển khai chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các DN vừa và nhỏ Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, để tăng cường thu hút vốn FDI từ Nhật Bản, Việt Nam cũng cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn. Để làm được điều này, Việt Nam cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI đối với các nước trong khu vực như Thái Lan, Lào, Myanmar.
>> 6 tháng đầu năm, vốn FDI 'đổ' vào Hà Nội tăng gần 14% so với cùng kỳ
Theo số liệu trên, Nhật Bản không chỉ mất vị trí “quán quân” trong đầu tư tại Việt Nam (đứng đầu là Hàn Quốc), mà so với cùng kỳ năm 2013, vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam chỉ đạt 15,9%. Điều đó cho thấy, vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong những tháng đầu năm 2014 đang có dấu hiệu chững lại.
Ông Yoshihisa Maruta - Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam- nhận định: Là nước đông dân thứ 3 trong khối Asean, lại có lực lượng lao động trẻ, vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên phong phú… Việt Nam vẫn được các DN Nhật Bản đánh giá là quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn. Khảo sát thường niên của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) cũng cho thấy, 70% DN Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam có ý định mở rộng sản xuất, kinh doanh tại đây.
Tuy nhiên, ông Yoshihisa Maruta cũng thừa nhận, vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam đang đứng trước nguy cơ chững lại khi mà 60% các DN nước này đang đầu tư tại Việt Nam cho rằng, chi phí lao động tăng nhanh, thủ tục hành chính phức tạp, chính sách thiếu minh bạch… đang ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư kinh doanh của họ tại Việt Nam.
Một nguyên nhân nữa đang ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các DN Nhật Bản tại Việt Nam đó là, ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển, làm cho tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Cụ thể, theo các DN Nhật Bản, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam mới đạt 32,2%, thấp hơn mức 64% tại Trung Quốc, 53% tại Thái Lan, 42% tại Malaysia và 41% tại Indonesia…
Để cởi “nút thắt” hút vốn FDI Nhật Bản, theo ông Yoshihisa Maruta, trước hết Chính phủ Việt Nam cần có chính sách rõ ràng về phát triển công nghiệp. Trong đó, tạo điều kiện khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, đây vừa là yêu cầu quan trọng để Việt Nam triển khai chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các DN vừa và nhỏ Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, để tăng cường thu hút vốn FDI từ Nhật Bản, Việt Nam cũng cần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn. Để làm được điều này, Việt Nam cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI đối với các nước trong khu vực như Thái Lan, Lào, Myanmar.
>> 6 tháng đầu năm, vốn FDI 'đổ' vào Hà Nội tăng gần 14% so với cùng kỳ
Theo Nguyễn Hòa