Gần 30% doanh nghiệp khai khoáng sẽ bị loại bỏ
Theo qui định của Nghị định 203/2013/NĐ-CP vừa có hiệu lực để hướng dẫn triển khai Luật Khoáng sản 2010, việc khai thác khoáng sản sẽ được thực hiện qua đấu giá.
- 12-02-2014Đà Nẵng dọa kiện Bộ Tài nguyên Môi trường
- 05-12-2013Lái xe có thực sự thân thiện với môi trường hơn đi bộ?
- 15-11-2013Bảo vệ môi trường: Hãy lái xe! Đừng đi bộ!
- 31-08-2013Lương cán bộ công ty môi trường Hà Nội, Cần Thơ bao nhiêu?
Để làm rõ hơn vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đã giải đáp các thắc mắc:
Theo qui định của Nghị định 203/2013/NĐ-CP vừa có hiệu lực để hướng dẫn triển khai Luật Khoáng sản 2010, việc khai thác khoáng sản sẽ được thực hiện qua đấu giá. Để làm rõ hơn vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản đã giải đáp các thắc mắc:
PV: Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nếu triển khai đấu giá mỏ và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thì sẽ có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phải đóng cửa. Theo ông, liệu doanh nghiệp có bị “loại” khỏi cuộc chơi khi siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản?
Ông Nguyễn Văn Thuấn: Chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp phải loại khỏi cuộc chơi này. Với những quy định về đấu giá, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản khi triển khai vào thực tế sẽ có khoảng 20 - 30% doanh nghiệp bị loại bỏ. Nếu như trước đây gần như là “cho không” các mỏ thì nay, khi áp dụng Nghị định mới này, doanh nghiệp phải đóng khoản tiền rất lớn, ít cũng vài tỷ đồng, nhiều lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Với khoản tiền này, nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ không thể tiếp tục. Chỉ các doanh nghiệp có khả năng về tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật… mới có thể tham gia đấu giá.
PV: Thực tế không ít mỏ khi đi vào khai thác, trữ lượng không như đánh giá ban đầu nên khi tính tiền cấp quyền, có nhiều doanh nghiệp “sốc” và khó có thể chi trả. Có giải pháp nào để tháo gỡ cho các doanh nghiệp không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Thuấn: Trước đây, luật quy định doanh nghiệp tự bỏ vốn, tự thuê các đơn vị tư vấn để thăm dò… sau đó tập hợp số liệu để cơ quan nhà nước phê duyệt. Việc thăm dò như vậy là thả lỏng và hơi dễ dãi nên có nhiều số liệu, dữ liệu có độ tin cậy không cao. Nếu bây giờ triển khai thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ có nhiều doanh nghiệp “sốc” do phải trả khoản tiền “oan” vì trữ lượng khai thác và thăm dò hoàn toàn khác nhau.
Để tháo gỡ cho các doanh nghiệp, quy định mới sẽ cho phép doanh nghiệp tự bỏ vốn ra để thuê các công ty tư vấn, thăm dò lại dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính khách quan, chính xác. Căn cứ trên cơ sở trữ lượng thăm dò lại, chúng tôi sẽ phê duyệt lại và điều chỉnh lại tiền cấp quyền. Đây là hướng mở tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, chứ không bắt các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về kết quả thăm dò trước đó.
PV: Nhiều doanh nghiệp lo lắng bị truy thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các giấy phép cấp từ ngày 1/7/2011, trong khi Nghị định 203 phải đến 20/1/2014 mới có hiệu lực. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Thuấn: Khi triển khai Nghị định này đã có nhiều ý kiến phản ánh đến Tổng cục. Đây là điều bình thường đối với một văn bản quy phạm pháp luật có tính điều chỉnh một chính sách lớn của nhà nước. Có nhiều doanh nghiệp đề nghị xem xét việc truy thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ ngày 1/7/2011 (khi Luật Khoáng sản có hiệu lực). Bởi lẽ từ đó đến lúc Nghị định 203 có hiệu lực là hơn 2 năm, nhiều doanh nghiệp đã khai thác hết, truy thu rất khó khăn. Những vướng mắc này đã được Bộ Tài nguyên – Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời kiến nghị trước mắt chưa truy thu các khoản tiền này. Quyền quyết định cuối cùng thuộc về Quốc hội
Theo Khánh Vy