MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giải pháp nào khắc phục án tồn đọng?

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện còn hơn 240.000 bản án tồn đọng, trong đó phần lớn là bản án không có khả năng thi hành. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới lòng tin vào hệ thống thực thi pháp luật.

Ngay giữa Thủ đô Hà Nội, gần 800 hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu sinh sống trong tình trạng không hộ khẩu, không giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cuộc sống “đi cũng dở, ở không xong” của những người này bắt đầu từ quyết định cách đây 20 năm.

Năm 1995, những hộ dân này mua đất tại khu vực quanh Đầm Hồng quận Thanh Xuân, Hà Nội theo chủ trương giãn dân của thành phố. Một số cán bộ thời kỳ đó có sai phạm về quản lý đất đai đã bị đưa ra xét xử năm 1995. Phiên tòa kết thúc với bản án 757 tuyên thu hồi toàn bộ khu đất Đầm Hồng nhưng không chỉ rõ diện tích và mốc giới. Đó là lý do bản án không thể thi hành, còn hàng trăm hộ dân tiếp tục khiếu kiện và phải hứng chịu rất nhiều hệ lụy suốt hơn 20 năm qua.

Các luật sư theo dõi vụ việc này đều khẳng định, bản án sơ thẩm số 757/1995 là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Nhưng do các bị hại không được triệu tập, không được tống đạt quyết định sau khi tuyên nên khi họ được biết thì đã hết thời hiệu kháng cáo.

Câu chuyện về khu dân cư Đầm Hồng không chỉ diễn ra tại quận Thanh Xuân mà còn nhiều nơi tại Hà Nội và các địa phương khác. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện còn hơn 240.000 bản án tồn đọng, trong đó phần lớn là bản án không có khả năng thi hành.

Vậy giải pháp nào để tránh các bản án tồn đọng như trên? Phải chăng đã đến lúc cần có một lộ trình cải cách tư pháp thật hợp lý và hiệu quả?


Theo Nguyễn Sơn - Quang Hạnh

cucpth

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên