Gói 30 nghìn tỷ: "Lấy đâu tài sản thế chấp"
Gói 30 nghìn tỷ đã có hiệu lực từ ngày 1/6. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, điều kiện vay vốn vẫn là một rào cản kỹ thuật lớn đối với người vay mua nhà.
- 31-05-2013Doanh nghiệp BĐS đón chờ giải ngân gói 30 nghìn tỷ
- 28-03-2013Tương lai của gói 30 nghìn tỷ đồng cho địa ốc?
- 18-03-2013Rót 30 nghìn tỷ đồng vào BĐS: Ai được vay?
Theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định về cho vay vốn nhà ở “NH xem xét và quy định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật”. Xung quanh vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, điều kiện để vay gói 30 nghìn tỷ đang làm khó người dân.
Con đường vay vốn gian nan
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
Đã gọi là đối tượng có thu nhập thấp, người ta không có nhà để ở nên mới nhờ đến chính sách hỗ trợ của nhà nước thì lấy đâu tài sản để thế chấp. Vậy nên, cần xem xét điều chỉnh lại thông tư 11 để có thể cho người tiêu dùng dùng ngôi nhà đang vay vốn để mua làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Như thế sẽ đảm bảo chính sách được đến với người dân một cách hợp tình hợp lý và đáp ứng đúng hoàn cảnh thực tế.
Ngoài tài sản thế chấp là chính căn hộ đang vay vốn để mua, ngân hàng còn yêu cầu khách hàng phải có thêm một tài sản thế chấp cộng với thu nhập ổn định. Họ không có nhà nên mới có nhu cầu mua nhà xã hội, đa phần trong số họ
đều là người nghèo đô thị, công chức thì tài sản tích lũy gần như không
có. Như vậy thì con đường để người tiêu dùng còn rất gian nan mới có thể đến được với nguồn vỗn hỗ trợ của chính phủ.
"Không quá 50% số người đủ điều kiện tiếp cận được nguồn vốn vay"
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Xây dựng cũng như Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đối với nhu cầu nhà ở trên thị trường hiện nay thì nhu cầu về nhà ở xã hội chiếm 70%.
Tuy nhiên, theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định về cho vay vốn nhà ở “NH xem xét và quy định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật”, thì số lượng người tiêu dùng có khả năng đảm bảo đủ điều kiện để tiếp cận vốn không quá 50%.
Hiện nay thu nhập của người lao động còn ở mức thấp, chỉ đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình. Bởi vậy mà việc mua nhà ở dựa vào mức thu nhập cố định là rất khó thực hiện, quy định về tài sản thế chấp để được vay vốn đã làm hạn chế tốc độ giải quyết nhà ở cho đối tượng được mua nhà ở xã hội và nhà cho người có thu nhập thấp.
"Gói tín dụng này dành cho người có thu nhập khá"
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành
Thực chất gói tín dụng này dành cho người có thu nhập khá, trung lưu chứ người nghèo thực sự khó lòng mua nổi.
Theo tính toán của ông, một hộ gia đình trung bình phải có thu nhập từ 15 triệu đồng/tháng trở lên, chia đều mỗi người vợ/người chồng phải có thu nhập 7,5 triệu đồng/tháng, thì mới có thể trả gốc và lãi cho một căn hộ diện tích từ 45 - 70 m², giá 15 triệu đồng/m² có tổng giá từ 675 triệu đồng đến hơn 1 tỉ đồng.
Có thể thấy, cụm từ "thu nhập thấp" dưới mức đánh thuế thu nhập cá nhân đã bị dùng quá nhiều đến mức vô hình chung đã xếp tất cả các mức thu nhập có độ chênh rất lớn vào cùng một giỏ, trong khi chỉ cần theo tạm tính đã có thể thấy thực chất là chỉ hỗ trợ nhóm thu nhập trung bình, tức là từ 7-9 triệu đồng/tháng
Người thu nhập thấp có nguy cơ vỡ nợ
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế
Người thu nhập thấp sẽ không dễ tiếp cận vốn vì họ phải đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chí mà gói tín dụng đưa ra. Ví dụ như phải chứng minh được thu nhập đủ trả nợ, dĩ nhiên là không thể quá thấp, mà phải có giới hạn của nó. Hay những người đã vướng vào nợ xấu, hay đã có “tiền án” về việc thu hồi nợ, tiền án về thương mại và hình sự, những người không đủ chỉ tiêu về thu nhập, hay những người thu nhập đủ, nhưng chi tiêu quá mức… đều khó tiếp cận vốn.
Theo cách tính của các NH thì chi tiêu chiếm khoảng 50% thu nhập. Chẳng hạn 1 gia đình 2 vợ chồng đi làm, thu nhập 10 triệu đồng, thì tiền trả nợ sẽ vào khoảng không quá 5 triệu đồng - mà mức này cũng sẽ khó tiếp cận vốn. Hiện tại chưa có chi tiết rõ ràng về mức thu nhập.
Khi có chi tiết cuối cùng thì sẽ có mức cụ thể. Nhưng thường thì nếu khách hàng tính trả nợ tới 70-80% thu nhập là NH sẽ không chấp nhận, vì mức này chắc chắn sẽ phá sản, vỡ nợ, chỉ trả được trong vòng 1 vài năm, rồi cả nhà kéo nhau ra đường hết.
Con đường vay vốn gian nan
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM
Đã gọi là đối tượng có thu nhập thấp, người ta không có nhà để ở nên mới nhờ đến chính sách hỗ trợ của nhà nước thì lấy đâu tài sản để thế chấp. Vậy nên, cần xem xét điều chỉnh lại thông tư 11 để có thể cho người tiêu dùng dùng ngôi nhà đang vay vốn để mua làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Như thế sẽ đảm bảo chính sách được đến với người dân một cách hợp tình hợp lý và đáp ứng đúng hoàn cảnh thực tế.
Ông lê Hoàng Châu |
"Không quá 50% số người đủ điều kiện tiếp cận được nguồn vốn vay"
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Xây dựng cũng như Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đối với nhu cầu nhà ở trên thị trường hiện nay thì nhu cầu về nhà ở xã hội chiếm 70%.
Ông Nguyễn Ngọc Thành
|
Tuy nhiên, theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định về cho vay vốn nhà ở “NH xem xét và quy định việc cho vay có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật”, thì số lượng người tiêu dùng có khả năng đảm bảo đủ điều kiện để tiếp cận vốn không quá 50%.
Hiện nay thu nhập của người lao động còn ở mức thấp, chỉ đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu sinh hoạt gia đình. Bởi vậy mà việc mua nhà ở dựa vào mức thu nhập cố định là rất khó thực hiện, quy định về tài sản thế chấp để được vay vốn đã làm hạn chế tốc độ giải quyết nhà ở cho đối tượng được mua nhà ở xã hội và nhà cho người có thu nhập thấp.
"Gói tín dụng này dành cho người có thu nhập khá"
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành
Thực chất gói tín dụng này dành cho người có thu nhập khá, trung lưu chứ người nghèo thực sự khó lòng mua nổi.
Ông Nguyễn Văn Đực
|
Theo tính toán của ông, một hộ gia đình trung bình phải có thu nhập từ 15 triệu đồng/tháng trở lên, chia đều mỗi người vợ/người chồng phải có thu nhập 7,5 triệu đồng/tháng, thì mới có thể trả gốc và lãi cho một căn hộ diện tích từ 45 - 70 m², giá 15 triệu đồng/m² có tổng giá từ 675 triệu đồng đến hơn 1 tỉ đồng.
Có thể thấy, cụm từ "thu nhập thấp" dưới mức đánh thuế thu nhập cá nhân đã bị dùng quá nhiều đến mức vô hình chung đã xếp tất cả các mức thu nhập có độ chênh rất lớn vào cùng một giỏ, trong khi chỉ cần theo tạm tính đã có thể thấy thực chất là chỉ hỗ trợ nhóm thu nhập trung bình, tức là từ 7-9 triệu đồng/tháng
Người thu nhập thấp có nguy cơ vỡ nợ
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế
Người thu nhập thấp sẽ không dễ tiếp cận vốn vì họ phải đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chí mà gói tín dụng đưa ra. Ví dụ như phải chứng minh được thu nhập đủ trả nợ, dĩ nhiên là không thể quá thấp, mà phải có giới hạn của nó. Hay những người đã vướng vào nợ xấu, hay đã có “tiền án” về việc thu hồi nợ, tiền án về thương mại và hình sự, những người không đủ chỉ tiêu về thu nhập, hay những người thu nhập đủ, nhưng chi tiêu quá mức… đều khó tiếp cận vốn.
TS Nguyễn Chí Hiếu |
Theo cách tính của các NH thì chi tiêu chiếm khoảng 50% thu nhập. Chẳng hạn 1 gia đình 2 vợ chồng đi làm, thu nhập 10 triệu đồng, thì tiền trả nợ sẽ vào khoảng không quá 5 triệu đồng - mà mức này cũng sẽ khó tiếp cận vốn. Hiện tại chưa có chi tiết rõ ràng về mức thu nhập.
Khi có chi tiết cuối cùng thì sẽ có mức cụ thể. Nhưng thường thì nếu khách hàng tính trả nợ tới 70-80% thu nhập là NH sẽ không chấp nhận, vì mức này chắc chắn sẽ phá sản, vỡ nợ, chỉ trả được trong vòng 1 vài năm, rồi cả nhà kéo nhau ra đường hết.
Tuệ Minh (Tổng Hợp)