Gói hỗ trợ 30.000 tỷ: Chưa giải quyết cốt lõi thị trường BĐS
Gói cứu trợ không giải quyết được vấn đề cốt lõi của thị trường BĐS khi chỉ tập trung vào phân khúc bình dân, trong khi hàng tồn kho chủ yếu ở các phân khúc trung và cao cấp.
Tại cuộc họp báo mới đây, các chuyên gia của CBRE Việt Nam cho rằng, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng của Chính phủ chưa thực sự tác động đến thị trường BĐS.
Nguyên nhân đưa ra bởi gói hỗ trợ chỉ tập trung vào phân khúc bình dân, trong khi đó, đến cuối quý I/2013, tổng giá trị hàng tồn kho của các công ty bất động sản ước đạt 112 nghìn tỷ đồng, tồn tại chủ yếu ở các phân khúc trung và cao cấp. Bên cạnh đó, cơ chế không rõ ràng giữa người mua đủ điều kiện, ngân hàng và các chủ dự án đạt tiêu chuẩn cũng phần nào ảnh hưởng đến việc giải ngân gói hỗ trợ.
Mới đây, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 2 thông tư hướng dẫn cụ thể, chi tiết giải ngân gói hỗ trợ nhưng đến thời điểm này, 70% vốn trong tổng vốn 30.000 tỷ đồng của Chính phủ vẫn chưa thể triển khai được do nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi. Điển hình là người nghèo không có tài sản thế chấp, giải pháp khả thi nhất là thế chấp bằng chính ngôi nhà đang mua thì ngân hàng lại tỏ ra không mặn mà do đó việc triển khai bị ách tắc.
Tại một hội nghị BĐS gần đây, hầu hết đại diện các ngân hàng đều thừa nhận vẫn chưa giải ngân được đồng nào vì vướng nhiều thủ tục, một trong số đó vẫn là khó xác định đối tượng thu nhập thấp.
Một vị giám đốc ngân hàng chia sẻ, để giải ngân gói 30.000 tỷ đồng đúng đối tượng và đúng diện nhà thu nhập thấp theo quy định sẽ rất khó. Do vậy nên quy định những người thuộc diện nghèo, người làm công ăn lương mà chưa có nhà thì có thể vay và mua thì sẽ dễ thực hiện hơn.
Một trong những động thái gần đây, Ngân hàng Nhà nước thúc 5 ngân hàng được chỉ định cho vay là Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank và MHB phải đẩy mạnh triển khai cho vay và giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, hiện nay, nhược điểm lớn nhất của thị trường là sự mất cân đối cung cầu. Trong một thời gian dài, sự phát triển quá nóng của thị trường BĐS đã khiến dư thừa những căn hộ có giá cao, có diện tích rộng trong khi những căn hộ có diện tích vừa phải, nhỏ, giá cả phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân lại có số lượng rất ít. Do đó, tái cấu trúc lại cơ cấu hàng hóa của thị trường BĐS hiện nay là giải pháp cơ bản mà Bộ Xây dựng đang hướng tới.
Về gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ, Thứ trưởng cho rằng đây là một chương trình dài hạn, hướng tới số đông người dân có thu nhập trung bình, thấp và có nhu cầu thực về nhà ở. "Nếu nhìn vào nhu cầu về nhà ở xã hội, so sánh với gói 30.000 tỷ thì rõ ràng gói hỗ trợ tín dụng là nhỏ. Tuy nhiên, sức lan tỏa của gói hỗ trợ sẽ không chỉ dừng lại ở 30.000 tỷ" - Thứ trưởng khẳng định.
Nguyên nhân đưa ra bởi gói hỗ trợ chỉ tập trung vào phân khúc bình dân, trong khi đó, đến cuối quý I/2013, tổng giá trị hàng tồn kho của các công ty bất động sản ước đạt 112 nghìn tỷ đồng, tồn tại chủ yếu ở các phân khúc trung và cao cấp. Bên cạnh đó, cơ chế không rõ ràng giữa người mua đủ điều kiện, ngân hàng và các chủ dự án đạt tiêu chuẩn cũng phần nào ảnh hưởng đến việc giải ngân gói hỗ trợ.
Mới đây, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 2 thông tư hướng dẫn cụ thể, chi tiết giải ngân gói hỗ trợ nhưng đến thời điểm này, 70% vốn trong tổng vốn 30.000 tỷ đồng của Chính phủ vẫn chưa thể triển khai được do nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi. Điển hình là người nghèo không có tài sản thế chấp, giải pháp khả thi nhất là thế chấp bằng chính ngôi nhà đang mua thì ngân hàng lại tỏ ra không mặn mà do đó việc triển khai bị ách tắc.
Tại một hội nghị BĐS gần đây, hầu hết đại diện các ngân hàng đều thừa nhận vẫn chưa giải ngân được đồng nào vì vướng nhiều thủ tục, một trong số đó vẫn là khó xác định đối tượng thu nhập thấp.
Một vị giám đốc ngân hàng chia sẻ, để giải ngân gói 30.000 tỷ đồng đúng đối tượng và đúng diện nhà thu nhập thấp theo quy định sẽ rất khó. Do vậy nên quy định những người thuộc diện nghèo, người làm công ăn lương mà chưa có nhà thì có thể vay và mua thì sẽ dễ thực hiện hơn.
Một trong những động thái gần đây, Ngân hàng Nhà nước thúc 5 ngân hàng được chỉ định cho vay là Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank và MHB phải đẩy mạnh triển khai cho vay và giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, hiện nay, nhược điểm lớn nhất của thị trường là sự mất cân đối cung cầu. Trong một thời gian dài, sự phát triển quá nóng của thị trường BĐS đã khiến dư thừa những căn hộ có giá cao, có diện tích rộng trong khi những căn hộ có diện tích vừa phải, nhỏ, giá cả phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân lại có số lượng rất ít. Do đó, tái cấu trúc lại cơ cấu hàng hóa của thị trường BĐS hiện nay là giải pháp cơ bản mà Bộ Xây dựng đang hướng tới.
Về gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ, Thứ trưởng cho rằng đây là một chương trình dài hạn, hướng tới số đông người dân có thu nhập trung bình, thấp và có nhu cầu thực về nhà ở. "Nếu nhìn vào nhu cầu về nhà ở xã hội, so sánh với gói 30.000 tỷ thì rõ ràng gói hỗ trợ tín dụng là nhỏ. Tuy nhiên, sức lan tỏa của gói hỗ trợ sẽ không chỉ dừng lại ở 30.000 tỷ" - Thứ trưởng khẳng định.
Theo Trúc Linh