Hà Nội: Không có thêm dự án BĐS vốn ngoại nào trong 6 tháng đầu năm
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) vừa công bố tình hình đầu tư nước ngoài của thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2014.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, trên toàn địa bàn thành phố đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 195 dự án (tăng 30% so với cùng kỳ năm 2013) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 583,02 triệu USD (tăng 30,31% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 45% kế hoạch cả năm 2014 đề ra là thu hút 1,3 tỷ USD).
Xét theo vốn đầu tư đăng ký thì Hàn Quốc đứng đầu (chiếm 35,8%), Nhật Bản đứng thứ hai (chiếm 35,7%) và Hong Kong đứng thứ 3 (chiếm 12,3%), còn lại thuộc các quốc gia khác. Phân theo hình thức đầu tư, hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm đa số với tỷ lệ 74,5%, còn lại thực hiện dưới hình thức liên doanh chiếm 25,5%.
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường kinh doanh bất động sản trầm lắng; quỹ đất và nhà xưởng sẵn có để đáp ứng việc thu hút sản xuất công nghiệp của thành phố còn hạn chế, hầu hết các khu công nghiệp đang hoạt động đã được lấp đầy. Do vậy, trong 6 tháng đầu năm Hà Nội chưa thu hút được thêm các dự án bất động sản.
Trong 6 tháng đầu năm, bất động sản cũng là lĩnh vực điều chỉnh tăng vốn đầu tư lớn nhất (chiếm 50,1%), thứ hai là lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo (chiếm 13,9%); tiếp đến lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa (chiếm 11,8%), còn lại thuộc lĩnh vực khác.
Xét theo vốn đầu tư đăng ký thì Hàn Quốc đứng đầu (chiếm 35,8%), Nhật Bản đứng thứ hai (chiếm 35,7%) và Hong Kong đứng thứ 3 (chiếm 12,3%), còn lại thuộc các quốc gia khác. Phân theo hình thức đầu tư, hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm đa số với tỷ lệ 74,5%, còn lại thực hiện dưới hình thức liên doanh chiếm 25,5%.
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường kinh doanh bất động sản trầm lắng; quỹ đất và nhà xưởng sẵn có để đáp ứng việc thu hút sản xuất công nghiệp của thành phố còn hạn chế, hầu hết các khu công nghiệp đang hoạt động đã được lấp đầy. Do vậy, trong 6 tháng đầu năm Hà Nội chưa thu hút được thêm các dự án bất động sản.
Trong 6 tháng đầu năm, bất động sản cũng là lĩnh vực điều chỉnh tăng vốn đầu tư lớn nhất (chiếm 50,1%), thứ hai là lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo (chiếm 13,9%); tiếp đến lĩnh vực hoạt động mua bán hàng hóa (chiếm 11,8%), còn lại thuộc lĩnh vực khác.
Theo Cục Đầu Tư Nước Ngoài
Theo Theo Cục Đầu Tư Nước Ngoài
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa: