Hàng Thái trở lại, lợi hại hơn xưa
Sau một thời gian "tạm lui" trước hàng Trung Quốc, các mặt hàng "made in Thailand" đang quay trở lại thị trường Việt Nam với tốc độ mạnh mẽ hơn.
- 26-02-2014Không nhịn được cười với quảng cáo của hãng quạt điện Thái Lan
- 25-02-2014Cuộc gặp gỡ 'định mệnh' của Tân TGĐ Viettel Nguyễn Mạnh Hùng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck
- 21-02-2014Du lịch Thái Lan thiệt hại 2,76 tỷ USD do biểu tình
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2013, trong 6 thị trường mà Việt Nam nhập siêu trên 1 tỷ USD, dẫn đầu mức thâm hụt thương mại là thị trường Trung Quốc với 23,69 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc với 14,07 tỷ USD, Đài Loan với 7,21 tỷ USD, Thái Lan với 3,45 tỷ USD, Singapore với 3,09 tỷ USD và Arghentina với 1,05 tỷ USD.
Nguồn hàng Thái Lan cũng đang chiếm lĩnh các kênh bán lẻ khác. Điển hình nhất là thương vụ Công ty Thai Corporation International - TCI (liên doanh giữa hai tập đoàn hàng đầu về phân phối tại Thái Lan gồm Berli Jucker Plc - BJC của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi và Mongkol Group) mua lại hệ thống Family Mart và đổi tên thành Bs Mart từ tháng 6/2013. TCI không giấu giếm tham vọng chuỗi Bs mart (70% hàng hóa có xuất xứ từ Thái Lan ) sẽ tạo dựng thương hiệu cho hàng hóa Thái Lan không chỉ tại Việt Nam mà còn được phân phối rộng đến các nước Campuchia, Lào và Myanmar vào năm 2015.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc nhiều nhất cho Việt Nam với hơn 14,5 ngàn chiếc, tăng 23,2% so với năm 2012 và chiếm 41,3% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước. Đứng vị trí thứ hai là Thái Lan với gần 7,8 ngàn chiếc, tăng 75,9%, số lượng xe nhập từ Thái đang lớn gấp đôi lượng xe nhập từ Trung Quốc và gấp ba lần lượng xe nhập từ Nhật.
Không chỉ xe ô tô, nhiều mặt hàng tiêu dùng của Thái cũng tăng đột biến tại Việt Nam từ trước Tết. Giá các sản phẩm của Thái Lan tương đương nhưng chất lượng thì hơn hẳn hàng Việt Nam và Trung Quốc nên có mức tiêu thụ tốt. Theo bà Nguyễn Hồng Khánh, giám đốc một doanh nghiệp chuyên cung cấp sỉ quần áo thời trang, túi xách cho các cửa hàng ở chợ An Đông và chợ Nga (TP.HCM):
"Trước đây DN chủ yếu cung cấp hàng Trung Quốc, nay đã chuyển gần 90% sang hàng Thái. Chúng tôi phải làm như vậy mới giữ được mối hàng vì đầu ra cho hàng Trung Quốc hiện nay rất yếu", bà Khánh cho biết.Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hàng Thái không xuất được vào châu Âu, Mỹ... nên các doanh nghiệp Thái Lan đã đẩy hàng sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam, với giá cả linh hoạt.
Nguồn hàng Thái Lan cũng đang chiếm lĩnh các kênh bán lẻ khác. Điển hình nhất là thương vụ Công ty Thai Corporation International - TCI (liên doanh giữa hai tập đoàn hàng đầu về phân phối tại Thái Lan gồm Berli Jucker Plc - BJC của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi và Mongkol Group) mua lại hệ thống Family Mart và đổi tên thành Bs Mart từ tháng 6/2013. TCI không giấu giếm tham vọng chuỗi Bs mart (70% hàng hóa có xuất xứ từ Thái Lan ) sẽ tạo dựng thương hiệu cho hàng hóa Thái Lan không chỉ tại Việt Nam mà còn được phân phối rộng đến các nước Campuchia, Lào và Myanmar vào năm 2015.
Tập đoàn Central (nhà bán lẻ hàng đầu Thái Lan) sẽ khai trương Trung tâm thương mại Robins tại Hà Nội vào tháng 3 này và dự kiến sẽ mở trung tâm thứ hai tại TP.HCM vào cuối năm nay. "Chúng tôi sẽ dành khoảng 4-6 tỷ baht cho mỗi siêu thị tại một số nước trong khu vực ASEAN mà chúng tôi nhìn thấy cơ hội phát triển", bà Wallaya Chirathivat, Phó chủ tịch Điều hành phát triển kinh doanh Công ty Central Pattana Public Company Limited (CPN) thuộc Central Group chuyên kinh doanh mặt bằng bán lẻ đã khẳng định với báo chí.
Cũng theo bà Wallaya Chirathivat, Công ty có kế hoạch mở trung tâm mới tại Indonesia và Việt Nam trong năm 2014, cuối cùng sẽ mở 10 địa điểm ở Malaysia và một cửa hàng mới tại Rome (Ý) vào năm 2015. Đặc biệt, ông Tos Chirathivat, Giám đốc Điều hành Central Group cho biết, quyết định mở rộng kinh doanh vào Việt Nam được đưa ra sau sự ra mắt thành công của các cửa hàng SuperSports, Crocs và New Balance tại thị trường Việt Nam thông qua mạng lưới phân phối của các công ty con.
Ưu thế của hàng Thái Lan cũng khiến hãng thời trang Thái Lan Intimate Fashion Group bắt đầu mở rộng quy mô đầu tư, thông qua hình thức hợp tác với Công ty TNHH Thiên An Viên để mang thương hiệu nội y PAVO đến thị trường Việt Nam.Theo các nhà phân tích, với việc mở rộng hệ thống bán lẻ, Thái Lan đang hướng tới cơ hội từ kế hoạch hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến diễn ra vào năm 2015. Cạnh tranh ở Việt Nam không đến mức khắc nghiệt như ở thị trường Thái Lan nên các thương hiệu bán lẻ Thái Lan không ngừng tận dụng mọi cơ hội để mở rộng thị phần tại đây.
Theo Duy Khuê