Hàng tỷ đô đang "chảy" vào lĩnh vực khách sạn - nghỉ dưỡng
"Nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng bị thu hút bởi các cơ hội đầu tư tại Việt Nam", ông Robert Mclntosh, Giám đốc điều hành CBRE hotels Châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Từ những tháng cuối năm 2013 cho tới nay, Việt Nam chứng kiến nhiều dự án đầu tư lớn vào lĩnh vực khách sạn - nghỉ dưỡng. Những dự án này trải dài khắp từ Bắc tới Nam, với số vốn đầu tư đăng ký từ hàng chục triệu cho tới hàng tỷ đôla Mỹ. Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà cả các chủ đầu tư trong nước cũng đang tích cực tham gia vào sân chơi này.
"Có thể thấy được triển vọng thị trường trong dài hạn. Chất lượng của các khách sạn và cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể trong vài năm trở lại đây. Đây là nguyên nhân và sẽ tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến một thị trường du lịch ổn định và bền vững hơn. Tình hình kinh doanh khách sạn dự kiến sẽ cải thiện trong trung hạn. Nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng bị thu hút bởi các cơ hội đầu tư tại Việt Nam”, ông Robert Mclntosh, Giám đốc điều hành CBRE hotels Châu Á Thái Bình Dương nhận định.
Bên cạnh đó, nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khả quan, nhu cầu du lịch của khách quốc tế tăng cao và kết quả hoạt động của các khách sạn hạng sang khá tích cực là những lý do chính khiến cho các nhà đầu tư tiếp tục quan tâm tới thị trường khách sạn - nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
Theo CBRE, tỷ lệ lấp đầy ở các khách sạn Việt Nam đang cải thiện hơn trong ba năm gần đây. Tỷ lệ lấp đầy tại Hà Nội và TP HCM đã tiến gần hơn đến tỷ lệ lấp đầy ở các thành phố lớn khác như Jakartar và Kuala Lumpur. Nguồn cung tương lai tại Hà Nội và TP.HCM dự kiến sẽ tăng trong ba năm tới – tổng mức tăng trưởng khoảng 8% - con số này vẫn thấp hơn mức tăng nguồn cung tương lai tại các thị trường Jakartar (tăng 40%) và Kuala Lumpur (tăng 20%).
Về nguồn cầu, Việt Nam đón 4,3 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp 26,4% với 1,1 triệu lượt khách, tăng mạnh 37,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do tác động của tình hình căng thẳng biển Đông, số lượng khách Trung Quốc lần lượt giảm trong tháng 5 và tháng 6.
Dù gặp khó khăn tạm thời về mặt chính trị như trên nhưng Việt Nam còn rất nhiều yếu tố lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là những ai có kế hoạch và tầm nhìn kinh doanh dài hạn. Vì vậy, CBRE dự đoán thị trường khách sạn nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều thương vụ chuyển nhượng cũng như nhiều dự án xây dựng mới trong thời gian tới.
>>> Gần 700 triệu USD vốn FDI “chảy” vào BĐS
"Có thể thấy được triển vọng thị trường trong dài hạn. Chất lượng của các khách sạn và cơ sở hạ tầng đã được cải thiện đáng kể trong vài năm trở lại đây. Đây là nguyên nhân và sẽ tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến một thị trường du lịch ổn định và bền vững hơn. Tình hình kinh doanh khách sạn dự kiến sẽ cải thiện trong trung hạn. Nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng bị thu hút bởi các cơ hội đầu tư tại Việt Nam”, ông Robert Mclntosh, Giám đốc điều hành CBRE hotels Châu Á Thái Bình Dương nhận định.
Bên cạnh đó, nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khả quan, nhu cầu du lịch của khách quốc tế tăng cao và kết quả hoạt động của các khách sạn hạng sang khá tích cực là những lý do chính khiến cho các nhà đầu tư tiếp tục quan tâm tới thị trường khách sạn - nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
Theo CBRE, tỷ lệ lấp đầy ở các khách sạn Việt Nam đang cải thiện hơn trong ba năm gần đây. Tỷ lệ lấp đầy tại Hà Nội và TP HCM đã tiến gần hơn đến tỷ lệ lấp đầy ở các thành phố lớn khác như Jakartar và Kuala Lumpur. Nguồn cung tương lai tại Hà Nội và TP.HCM dự kiến sẽ tăng trong ba năm tới – tổng mức tăng trưởng khoảng 8% - con số này vẫn thấp hơn mức tăng nguồn cung tương lai tại các thị trường Jakartar (tăng 40%) và Kuala Lumpur (tăng 20%).
Về nguồn cầu, Việt Nam đón 4,3 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp 26,4% với 1,1 triệu lượt khách, tăng mạnh 37,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do tác động của tình hình căng thẳng biển Đông, số lượng khách Trung Quốc lần lượt giảm trong tháng 5 và tháng 6.
Dù gặp khó khăn tạm thời về mặt chính trị như trên nhưng Việt Nam còn rất nhiều yếu tố lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là những ai có kế hoạch và tầm nhìn kinh doanh dài hạn. Vì vậy, CBRE dự đoán thị trường khách sạn nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều thương vụ chuyển nhượng cũng như nhiều dự án xây dựng mới trong thời gian tới.
>>> Gần 700 triệu USD vốn FDI “chảy” vào BĐS
Thanh Ngà