Lật một trang báo cáo cũng thấy sự nghiệp dư của cơ quan nhà nước
Trình bày tài liệu thế nào, đó cũng là yếu tố đánh giá tính chuyên nghiệp của một cơ quan, tổ chức.
- 23-10-2013Hiến pháp và những khoảng lặng bên hành lang Quốc hội
- 22-10-2013Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua có gì mới?
- 07-03-2013Phù phép báo cáo tài chính?
- 20-12-2012Chuyện chuyển giá: Xem báo cáo tài chính, có thể xử lý ngay
Mới đây, trên blog cá nhân, Tiến sỹ Lê Hồng Giang có chụp lại hình ảnh một bản báo cáo của Bộ tài chính. Chỉ 1 bảng nhỏ nhưng cũng có thể thấy nhiều lỗi sơ đẳng:
- Bảng bị tràn ra 2 trang, rất khó đọc và thiếu chuyên nghiệp.
- Các cột số liệu không vừa nên nhiều ô bị tràn xuống 2 dòng.
- Độ rộng của cột quá nhỏ, khiến nhiều cột bị khuất. Chẳng hạn cột giai đoạn 2001 - 05, số 05 gần như bị che khuất hoàn toàn
- Các cột số liệu không vừa nên nhiều ô bị tràn xuống 2 dòng.
- Độ rộng của cột quá nhỏ, khiến nhiều cột bị khuất. Chẳng hạn cột giai đoạn 2001 - 05, số 05 gần như bị che khuất hoàn toàn
Theo Tiến sỹ Giang, vấn đề lớn nhất với văn bản này là nó được gửi bằng định dạng MS Word (.doc).
Ngày nay, hầu hết doanh nghiệp và cơ quan chính phủ đều đã dùng định dạng PDF khi đưa các tài liệu của mình lên.
Có rất nhiều ưu điểm khi lưu văn bản dưới định dạng PDF, ví như luôn giữ được định dạng văn bản của người tạo ra ban đầu, an toàn hơn so với Word và tương thích với mọi hệ điều hành, cho dù đó là Windows, iOS hay Linux (Trong khi Word chỉ là phần mềm của Windows, và cũng không phù hợp để lưu lại biểu bảng).
Với những lợi điểm kể trên, PDF là định dạng chuẩn toàn cầu cho mọi thể loại tài liệu, cho dù là của công ty, tổ chức hay chính phủ. Cung cấp một file PDF cũng cho thấy sự chuyên nghiệp, cũng như người ta thường sử dụng Gmail trong công việc chứ không phải là Yahoo mail vậy.
Mặc dù vậy, hầu hết các website của Chính phủ Việt Nam như Tổng cục thống kê (GSO), Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn để tài liệu dạng Word cho mọi người download.
Ngược lại, có một số cơ quan đã chuyển nhiều tài liệu sang dạng PDF như Tổng cục Thuế hay Ngân hàng Nhà nước (SBV).
Trần Dũng