MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Metro bán mình 900 triệu đôla: Đừng cay mũi

03-09-2014 - 12:33 PM |

"Tôi hy vọng là thương vụ Metro - BJC là bài học nhãn tiền cho các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp trong nước".

Đó là nhận định của Tiến sĩ Trần Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (đại biểu Quốc hội đoàn Cà Mau) khi trao đổi với phóng viên xung quanh thương vụ mua bán giữa Tập đoàn Metro (Đức) bán lại Metro Việt Nam cho Tập đoàn BJC (Thái Lan).

Thương vụ mua bán giữa Metro và BJC hiện đang được dư luận rất quan tâm, với giá chuyển nhượng lên tới gần 900 triệu đô-la, trong khi vốn đầu tư năm 2002 chỉ là 78 triệu đô-la. Vấn đề đặt ra là vì sao doanh thu của Metro liên tục tăng, nhưng họ liên tục báo lỗ tới 11/12 năm, vậy quan điểm của ông như thế nào?

- Mở trang thông tin điện tử của Metro Cash & Carry chúng ta thấy đây là tập đoàn siêu thị bán sỉ quốc tế hàng đầu thế giới có trụ sở chính tại CHLB Đức. Doanh số năm tài chính 2012/2013 đạt khoảng 32 tỷ EURO, phục vụ cho trên 21 triệu khách hàng.

Với lịch sử thương hiệu và uy tín của mình, tôi nghĩ Metro không bao giờ dám phung phí quá khứ và hiện tại thành công của mình. Tôi khó có thể phân tích, đánh giá chính xác về quản trị và tài chính doanh nghiệp nếu không tiếp cận số liệu, sổ sách, báo cáo tài chính đã được kiểm toán doanh nghiệp. Đó là công việc chuyên môn của cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác liên quan đến việc cấp phép và kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp sau cấp phép.

chuyển-nhượng, Metro, BJC, Thái-Lan, ông-trùm, bán-lẻ

Tiến sĩ Trần Văn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội


Có thể thấy, việc Metro liên tục báo lỗ trong khi không ngừng mở rộng hệ thống là điều bất thường. Theo ông, trách nhiệm của cơ quan thuế như thế nào?

- Metro là một tập đoàn đa quốc gia lớn với hệ thống quản trị phức tạp nhưng chắc chắn là phải theo tiêu chuẩn của các nước phát triển. Kết quả tài chính của Tập đoàn là quan trọng nhưng triển vọng phát triển trong tương lai còn quan trọng hơn.

Metro có thể tạm thời hy sinh các mục tiêu ngắn hạn để hướng tới các mục tiêu dài hạn, lâu dài. Bình thường thì khi tiềm lực tài chính của doanh nghiệp hạn chế do liên tục thua lỗ thì tái sản xuất mở rộng sẽ rất khó khăn. Tôi nghĩ trường hợp của Metro có thể khác. Họ có chiến lược đầu tư dài hạn bên cạnh các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.

Có thể họ lỗ trong ngắn hạn do liên tục phải huy động vốn để mở rộng mạng lưới kinh doanh, xây dựng hệ thống cung ứng và tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, xây dựng thương hiệu, đào tạo huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Tất cả là những chi phí tài chính không nhỏ. Và như chúng ta thấy, chiến lược của họ đã thành công.

Sau hơn 12 năm Metro vào nước ta, Metro đã mở được 19 đại siêu thị bán sỉ tại các trung tâm đô thị sầm uất nhất, nơi dân cư có thu nhập vào hàng cao nhất Việt Nam, là những thị trường tiêu thụ triển vọng nhất, phát triển nhanh nhất ở Việt Nam. Metro cũng thành lập được hai trung tâm logistic, phân phối rau quả đặt tại Lâm Đồng và cá tươi tại Cần Thơ.

Tôi cho rằng, hệ thống các đại siêu thị bán sỉ tại các vị trí “đắc địa” và trung tâm logistic hàng tươi sống của Metro, với nhận diện thương hiệu mạnh, uy tín, thị phần lớn, đội ngũ nhân viên… thì gần 900 triệu đô-la cũng là giá phải chăng.

Đó là chưa xét đến tính đặc thù của thủ tục hành chính ở nước ta với cả “rừng” thủ tục liên quan đến thu hồi, giao đất, đền bù giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng, cấp phép kinh doanh thực phẩm tươi sống, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, thủ tục xuất nhập khẩu,… thì lại càng thấy giá trị của hệ thống đã được Metro xác lập. Tôi không nghĩ là các cơ quan thuế của chúng ta đã không “chăm sóc” chu đáo Metro mà ngược lại. Cái “cay cay ở mũi” ở đây là “người ta” làm được mà “mình” thì lại chưa.

Xem bài gốc

Theo Minh Phương

thunm

Đảng Cộng sản

Trở lên trên