MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[MH370] Vụ máy bay Malaysia mất tích: Gia đình các nạn nhân nổi giận

13-03-2014 - 15:27 PM |

Sự căng thẳng đến tột độ do chờ đợi trong tuyệt vọng mà không có tin tức gì về những người thân yêu đã khiến gia đình các hành khách trên chuyến bay MH370 nổi giận, theo báo Malaysia The Star ngày13-3.

Ngày 13-3, ông Selamat Omar, 60 tuổi, cha của kỹ sư hàng không 29 tuổi Mohd Khairul Amri Selamat có mặt trên chuyến bay, đã mất bình tĩnh, gào thét và quát tháo trong một cuộc gặp hỗ trợ nạn nhân vì nhà chức trách không cung cấp những thông tin mới cho ông. Ông Omar đã tới gần một nhân viên của Hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) và la hét người này dữ dội.

“Tôi là cha nó!” - ông hét lên. Ông Omar sau đó được các tình nguyện viên đưa đi, nhưng rồi quay lại buổi họp. “Thông thường tôi sẽ nhận được thông tin cập nhật vào giờ này của buổi sáng, nhưng không ai có thể cho tôi một câu trả lời rõ ràng, tôi đã mất bình tĩnh”, ông nói với báo The Star.

Trong khi đó, bà Wantom Wan Chik, 74 tuổi, mẹ của Sofuan Ibrahim, một nhân viên của Bộ Thương mại quốc tế và công nghiệp Malaysia, tỏ ra bình tĩnh hơn. Bà nói bà tin con trai mình “an toàn và khỏe mạnh”. “Hi vọng nhà chức trách sẽ sớm tìm ra chiếc máy bay”, bà nói. Ông Sofuan, 33 tuổi, là con trai duy nhất của bà Wantom. Bà đã tiễn anh đi từ phi trường quốc tế Kuala Lumpur ngày 7-3. Anh dự kiến tới Bắc Kinh để làm thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế ở cơ quan đại diện của bộ này tại đây.

Tại Bắc Kinh ngày 11-3, người thân của những hành khách trên máy bay đã ném các chai nước vào bốn nhân viên của Hãng Malaysia Airlines được cử ra để giải thích và trấn an họ. Người Trung Quốc chiếm đa số trong chuyến bay 239 người và trong cuộc gặp, một người đàn ông mất bình tĩnh đã hô to bằng tiếng Trung: “Một lũ dối trá!”, theo báo Mỹ The New York Times.

Cuộc gặp đã kéo dài hơn 20 phút và gần 100 người đã vào chật trong căn phòng. Báo NYT nói các phóng viên không được phép vào, nhưng một số đã lẻn vào. Nhiều người có mặt trong phòng họp là người Bắc Kinh, nhưng cũng có những người lặn lội đường sá xa xôi vì quá lo lắng cho người thân, bao gồm một cụ ông quê ở tỉnh Giang Tô đang đợi tin con trai.

Malaysia bị chỉ trích phản ứng chậm hơn cả các nước hỗ trợ

Bốn quan chức Trung Quốc có mặt tại cuộc gặp đại diện của Bộ ngoại giao, Cục hàng không dân dụng, chính quyền thành phố Bắc Kinh và Cục tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ giao thông cũng bày tỏ thất vọng với tình hình. “Trách nhiệm chính là của ai? - Liu Zhi, quan chức thành phố Bắc Kinh có mặt trong cuộc gặp đặt câu hỏi - Rõ ràng là của Hãng Malaysia Airlines”. Ông cũng nói các nỗ lực phản ứng nhanh của phía Malaysia hẳn đã chậm chạp hơn nhiều nếu chính quyền Trung Quốc không tham gia. Quan chức của cục hàng không thì cho biết Trung Quốc đã cử một đội chuyên gia sang Malaysia ngày 10-3 mà không đợi thư mời chính thức của chính phủ sở tại.

Không chỉ người thân của các hành khách, các nước láng giềng đã nỗ lực hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn cũng đang bắt đầu thiếu kiên nhẫn. Hãng tin Úc news.com.au bình luận “các nước láng giềng bắt đầu khó chịu” về sự thiếu thông tin phía Malaysia.

“Việt Nam đã rất nhanh chóng đóng góp các nguồn lực cho nỗ lực tìm kiếm và còn nhanh hơn trong việc công khai các diễn biến mới nhất. Họ đã đưa tin về mọi thứ từ các dữ liệu rađa tới các vết dầu loang và các vật thể nổi trên biển”, news.com.au viết.

“Việt Nam đã rất nhanh chóng đóng góp các nguồn lực cho nỗ lực tìm kiếm và còn nhanh hơn trong việc công khai các diễn biến mới nhất. Họ đã đưa tin về mọi thứ từ các dữ liệu rađa tới các vết dầu loang và các vật thể nổi trên biển”, news.com.au viết.

“Trong khi đó, Malaysia đã chậm một bước… Và khi nhà chức trách Malaysia thông báo điều gì, họ thường rút lại hay bác bỏ trong 24 giờ sau đó”, gây ra sự nhiễu loạn khó chịu về thông tin.

Trung Quốc cũng không hài lòng và đã hối thúc Malaysia “đẩy nhanh các nỗ lực” tìm kiếm cứu hộ. Bắc Kinh cũng đã cử đi bốn tàu hỗ trợ và chiếc thứ năm đang trên đường rời cảng.

Báo The Star của Malaysia cũng bày tỏ sự thất vọng về những lần đưa thông tin mâu thuẫn nhau của chính quyền, đều là những thông tin mấu chốt liên quan tới chuyến bay, bao gồm số hành khách, vấn đề hộ chiếu giả, số người bị điều tra, liệu chiếc máy bay có chuyển hướng hay không…


Những dụng cụ ông Mat Zin mang đến bao gồm hai quả dừa, nước "zam-zam", gậy thần, thảm thần... Nghi lễ này của ông "nhằm làm các linh hồn xấu suy yếu, để những người cứu hộ có thể tìm thấy máy bay nếu nó thực sự đã rơi", Star dẫn lời ông nói.

“Tôi cho rằng máy bay hoặc là đang trên trời, hoặc là đã rơi xuống biển”, tờ South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam) của Hong Kong dẫn lời thầy pháp ngày 12-3.

Nghi thức này của ông đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người tại sân bay và khiến nhiều dân mạng Trung Quốc càng bực mình.

Tuy nhiên đến trưa 13-3, báo Malaysia The Star đưa tin Cục Tôn giáo Hồi giáo bang Selangor (JAIS) sẽ phối hợp với nhân viên an ninh tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur để chặn các pháp sư thực hiện các nghi lễ tìm máy bay mất tích MH370.

>> Phát hiện máy bay mất tích trên vệ tinh

Theo Hải Minh

kyanh

Tuổi trẻ

Trở lên trên