Nghị quyết 02 chưa giải quyết được hàng tồn kho BĐS?
Trong khi nhà ở xã hội (NOXH) đang nhận được nhiều tín hiệu tích cực thì phần lớn lượng hàng tồn kho nhà ở thương mại (NOTM) vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Thậm chí, chỉ trong vòng chưa đầy 2-3 tháng kể từ đầu năm, lượng căn hộ chung cư bị tồn kho tăng lên đến 20%.
Tại cuộc tọa đàm “Khả năng phục hồi thị trường BĐS” tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Vũ Xuân Thiện - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết: Chỉ trong vòng chưa đầy 2-3 tháng kể từ đầu năm, lượng căn hộ chung cư (tính đến hết tháng 3.2013) bị tồn kho tăng lên đến 20%, tương đương 33.852 căn hộ, đất nền tồn kho tăng 3%, tương đương hơn 1 triệu m2.
Mặc dù tăng nhưng nếu so với một thống kê khác thì con số này cũng chưa thấm vào đâu. Theo nghiên cứu của Dragon Capital, tổng BĐS tồn đọng của cả Hà Nội và TPHCM đã lên tới 70.000 căn hộ, mỗi nơi có khoảng hơn 35 nghìn căn hộ sẵn sàng để bán mà không có giao dịch. Nếu mức giá là 1,5 tỉ đồng/căn thì ước tính tổng số vốn bị tồn đọng trong BĐS lên tới 100.000 tỉ đồng.
Chưa hết, cũng tại buổi tọa đàm này, Giáo sư Đặng Hùng Võ còn cung cấp một số liệu có được từ hơn 60 DN BĐS niêm yết trên sàn CK. Theo đó, lượng hàng tồn kho đang chiếm gần 50% tổng tài sản của các DN này. Cá biệt, một số DN có tỉ lệ hàng BĐS tồn kho chiếm đến 70 - 90% trên tổng giá trị tài sản. Phần lớn các DN không còn tiền mặt để hoạt động và để trả các khoản nợ. “Các số liệu tồn kho trên thị trường được công bố rất khác nhau. Bởi vậy, nếu lấy những số liệu này làm căn cứ để dự báo thị trường là sẽ có vấn đề” - GS Đặng Hùng Võ khẳng định.
Bản thân ông Vũ Xuân Thiện cũng thừa nhận: Lượng tồn kho BĐS hiện rất lớn. Con số mà Bộ Xây dựng báo cáo chỉ là bề nổi, vì thống kê chỉ dựa trên BĐS đã hình thành, hoàn thành chưa bán được. Trong khi đó, một số lượng lớn các dự án người dân đóng góp vốn nhưng không tiếp tục triển khai.
Để giải quyết lượng tồn đọng thì một trong những phương án được Bộ Xây dựng đưa ra là điều chỉnh dự án hoặc chuyển đổi quy mô căn hộ. Tính đến tháng 4.2013 đã có gần 50 chủ đầu tư dự án đề xuất điều chỉnh quy mô căn hộ hoặc chuyển đổi dự án NOTM sang NOXH, với quy mô 31.000 căn hộ.
Tuy nhiên, theo GS Võ, việc chuyển đổi dự án chỉ chủ yếu tập trung vào các dự án còn trên giấy hoặc mới bắt đầu. Theo giáo sư, có 2 việc phải làm cho thị trường BĐS hiện nay: Một là giải quyết kho BĐS tồn đọng để giải phóng khối lượng nợ xấu đang tồn đọng; hai là tăng cung cho khu vực NOXH, NOTM giá rẻ để giải quyết nhà ở cho NLĐ có nhu cầu về chỗ ở. Giải pháp cho cả 2 việc này đã được đề cập khá rõ trong Nghị quyết 02.
Thực tế, cơ chế cấp tín dụng ưu đãi cũng như việc rà soát cho chuyển đổi dự án mới chỉ được thực hiện nhằm tăng cung cho khu vực NOXH, NOTM giá rẻ, chưa động tới khu vực BĐS tồn đọng. “Giải pháp cho vấn đề này chưa thấy rõ những đường nét cụ thể. Mà Nghị quyết 02 chưa thể giải quyết được” – Giáo sư Võ nhận định.
Về phía chủ đầu tư, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM - cũng cho rằng: Việc cho phép chuyển đổi dự án NOTM sang NOXH cũng chưa giải quyết được khó khăn, vấn đề then chốt là tồn kho hàng trăm ngàn căn diện tích lớn trên 70m2, giá bán trên 1 tỉ đồng không phù hợp với sức mua của người dân.
Rõ ràng, việc xử lý hàng tồn kho BĐS “khủng” trên thị trường xem ra vẫn chưa có phương án để tháo gỡ. Điều này cũng đồng nghĩa với các khoản nợ xấu trong lĩnh vực BĐS mà chủ yếu nằm ở đây vẫn còn gian nan.
Tại cuộc tọa đàm “Khả năng phục hồi thị trường BĐS” tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Vũ Xuân Thiện - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết: Chỉ trong vòng chưa đầy 2-3 tháng kể từ đầu năm, lượng căn hộ chung cư (tính đến hết tháng 3.2013) bị tồn kho tăng lên đến 20%, tương đương 33.852 căn hộ, đất nền tồn kho tăng 3%, tương đương hơn 1 triệu m2.
Mặc dù tăng nhưng nếu so với một thống kê khác thì con số này cũng chưa thấm vào đâu. Theo nghiên cứu của Dragon Capital, tổng BĐS tồn đọng của cả Hà Nội và TPHCM đã lên tới 70.000 căn hộ, mỗi nơi có khoảng hơn 35 nghìn căn hộ sẵn sàng để bán mà không có giao dịch. Nếu mức giá là 1,5 tỉ đồng/căn thì ước tính tổng số vốn bị tồn đọng trong BĐS lên tới 100.000 tỉ đồng.
Chưa hết, cũng tại buổi tọa đàm này, Giáo sư Đặng Hùng Võ còn cung cấp một số liệu có được từ hơn 60 DN BĐS niêm yết trên sàn CK. Theo đó, lượng hàng tồn kho đang chiếm gần 50% tổng tài sản của các DN này. Cá biệt, một số DN có tỉ lệ hàng BĐS tồn kho chiếm đến 70 - 90% trên tổng giá trị tài sản. Phần lớn các DN không còn tiền mặt để hoạt động và để trả các khoản nợ. “Các số liệu tồn kho trên thị trường được công bố rất khác nhau. Bởi vậy, nếu lấy những số liệu này làm căn cứ để dự báo thị trường là sẽ có vấn đề” - GS Đặng Hùng Võ khẳng định.
Bản thân ông Vũ Xuân Thiện cũng thừa nhận: Lượng tồn kho BĐS hiện rất lớn. Con số mà Bộ Xây dựng báo cáo chỉ là bề nổi, vì thống kê chỉ dựa trên BĐS đã hình thành, hoàn thành chưa bán được. Trong khi đó, một số lượng lớn các dự án người dân đóng góp vốn nhưng không tiếp tục triển khai.
Để giải quyết lượng tồn đọng thì một trong những phương án được Bộ Xây dựng đưa ra là điều chỉnh dự án hoặc chuyển đổi quy mô căn hộ. Tính đến tháng 4.2013 đã có gần 50 chủ đầu tư dự án đề xuất điều chỉnh quy mô căn hộ hoặc chuyển đổi dự án NOTM sang NOXH, với quy mô 31.000 căn hộ.
Tuy nhiên, theo GS Võ, việc chuyển đổi dự án chỉ chủ yếu tập trung vào các dự án còn trên giấy hoặc mới bắt đầu. Theo giáo sư, có 2 việc phải làm cho thị trường BĐS hiện nay: Một là giải quyết kho BĐS tồn đọng để giải phóng khối lượng nợ xấu đang tồn đọng; hai là tăng cung cho khu vực NOXH, NOTM giá rẻ để giải quyết nhà ở cho NLĐ có nhu cầu về chỗ ở. Giải pháp cho cả 2 việc này đã được đề cập khá rõ trong Nghị quyết 02.
Thực tế, cơ chế cấp tín dụng ưu đãi cũng như việc rà soát cho chuyển đổi dự án mới chỉ được thực hiện nhằm tăng cung cho khu vực NOXH, NOTM giá rẻ, chưa động tới khu vực BĐS tồn đọng. “Giải pháp cho vấn đề này chưa thấy rõ những đường nét cụ thể. Mà Nghị quyết 02 chưa thể giải quyết được” – Giáo sư Võ nhận định.
Về phía chủ đầu tư, ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM - cũng cho rằng: Việc cho phép chuyển đổi dự án NOTM sang NOXH cũng chưa giải quyết được khó khăn, vấn đề then chốt là tồn kho hàng trăm ngàn căn diện tích lớn trên 70m2, giá bán trên 1 tỉ đồng không phù hợp với sức mua của người dân.
Rõ ràng, việc xử lý hàng tồn kho BĐS “khủng” trên thị trường xem ra vẫn chưa có phương án để tháo gỡ. Điều này cũng đồng nghĩa với các khoản nợ xấu trong lĩnh vực BĐS mà chủ yếu nằm ở đây vẫn còn gian nan.
Theo Bách Linh