Nghịch lý, khách hàng không muốn làm sổ
Một số khách hàng họ không muốn làm sổ ngay bởi sau này nếu có chuyển nhượng lại giấy tờ thủ tục sẽ rất rắc rối.
Tại các đô thị ở Hà Nội đang tồn tại một nghịch lý, nhiều chủ đầu tư cố tình chây ỳ không làm sổ đỏ cho người mua nhà dẫn đến tình trạng có những dự án bàn giao nhà 5-7 năm mà người dân vẫn không được cấp sổ. Thế nhưng, có những chủ dự án đã nỗ lực hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước để đủ điều kiện làm sổ đỏ cho khách hang nhưng khách hàng lại không muốn nhận.
Mua nhà 10 - 15 năm mới được cấp sổ đỏ
Mua nhà tại chung cư 15-17 Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) từ năm 2002 nhưng đến năm 2014 tức là sau 12 năm gia đình chị Nguyễn Thúy Minh mới được cấp nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Tương tự, gia đình anh Nguyễn Tuấn Thành – cư dân chung cư 172 Ngọc Khánh (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) đã sinh sống tại đây 13 năm nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư làm thủ tục cấp sổ.
Theo chị Nguyễn Thúy Minh, các hộ dân sinh sống tại chung cư 15-17 Ngọc Khánh đã phải rất vất vả đấu tranh với chủ đầu tư để được làm sổ đỏ. “Chúng tôi bỏ ra 5-7 tỷ đồng để mua nhà, nhiều người sốt ruột mong sớm được cấp sổ để đảm bảo về mặt quyền lợi nhưng chủ đầu tư nhiều lần viện lý do để trì hoãn Chúng tôi đã phải làm đơn cầu cứu nhiều cơ quan chức năng trong suốt một thời gian dài, cuối cùng đầu năm 2014 một số hộ dân bắt đầu được gọi lên nhận sổ đỏ.” Chị Minh nói.
Trước thực trạng mua nhà cả chục năm nhưng vẫn không được cấp sổ, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa qua đã chính thức công bố tên tuổi trên 70 doanh nghiệp có dự án nợ sổ đỏ của khách mua nhà. Trong đó, có cả những doanh nghiệp nhà nước, cả những doanh nghiệp lớn như: Vinaconex nợ cư dân Khu đô thị mới Splendora 600 sổ đỏ, Công ty Đầu tư và Phát triển nhà số 12 (Handico 12) tại Dự án Thạch Bàn Garden City (dự án này có diện tích gần 32 héc-ta); Công ty Kinh doanh và Xây dựng nhà tại Dự án Tòa nhà đa năng 131 - Thái Hà (quận
Đống Đa)…
Theo số liệu mới nhất mới được Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, năm 2014, Hà Nội dự kiến cấp 40.000 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà tại các dự án phát triển nhà ở. Thế nhưng, tính đến ngày 20/6/2014, đơn vị này mới tiếp nhận và thẩm định 14.139 hồ sơ, chỉ đạt 35,3% kế hoạch năm 2014. Việc cấp sổ đỏ không đạt kế hoạch cũng xảy ra liên tục trong những năm trước đó.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chủ đầu tư không hợp tác và thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc làm hồ sơ cấp sổ đỏ cho người mua nhà. Thậm chí, có những dự án chậm cấp sổ đỏ chính do các chủ đầu tư đã gây khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, xuất hóa đơn và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính của khách hàng, cũng như việc chậm cung cấp hồ sơ pháp lý để khách hàng hoàn tất thủ tục làm sổ đỏ. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn toan tính ‘móc túi’ khách hàng bằng cách tự đặt ra những loại ‘phí làm sổ’ hết sức vô lý….Đặc biệt hơn, có dự án chậm tiến độ, thay đổi chủ đầu tư, hoặc chủ đầu tư tự ý điều chỉnh quy hoạch, thay đổi quy mô công trình cũng khiến việc cấp sổ đỏ cho khách mua nhà gặp khó khăn.
Nghịch lý, khách hàng không muốn làm sổ
Trong khi nhiều người cư dân mong muốn được nhận sổ đỏ thì tại một số dự án khách hàng lại cố tình không muốn nhận sổ đỏ bất chấp sự nỗ lực từ phía chủ đầu tư.
Tại dự án khu đô thị mới An Hưng (Hà Đông, Hà Nội), chủ đầu tư vừa bàn giao 150 quyển sổ đỏ cho các khách hàng mua nhà. Theo chủ đầu tư, hiện dự án vẫn còn khoảng 400 căn nhà chưa nhận bàn giao nên chưa thể làm được sổ đỏ. Trong khi đó, để có thể làm được sổ đỏ cho khách hàng, chủ đầu tư đã phải nỗ lực thu xếp nguồn tiền lớn để hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước thì người dân mới được cấp sổ.
Dự án đô thị An Hưng là một trong dự án thí điểm việc tính lại tiền sử dụng đất sau khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội. Ngoài số tiền sử dụng đất đã đóng, đầu năm 2013, đô thị An Hưng phải nộp thêm cho ngân sách 116 tỷ đồng tiền bổ sung tiền sử dụng đất. Khi hoàn thành xong nghĩa vụ này, chủ đầu tư mới đủ điều kiện để làm sổ đỏ cho người mua nhà. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, nguồn tài chính eo hẹp, đây là nỗ lực rất lớn của chủ đầu tư. Điều này thể hiện trách nhiệm của chủ đầu tư với khách hàng của mình. Thế nhưng, có một thực tế đáng buồn, sau hơn 1 năm mời gọi khách hàng đến nhận nhà và làm sổ đỏ nhưng phần lớn khách hàng lại tỏ ra thờ ơ, nhiều người không muốn nhận nhà cũng không muốn làm sổ.
Ông Đỗ Nguyên Quân - Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư xây dựng An Hưng cho biết, một trong những nguyên chính của vấn đền này là do thị trường bất động sản sụt giảm mạnh trong khi đó một số nhà đầu tư đã mua tại thời điểm giá cao và hiện giờ do nguồn tài chính của khách hàng cạn kiệt. Họ không còn đủ tiền để nộp nốt cho chủ đầu tư mặc dù khoản tiền nộp chỉ còn 5-10% giá trị hợp đồng. Ngoài ra, một số khách hàng họ không muốn làm sổ ngay bởi sau này nếu có chuyển nhượng lại giấy tờ thủ tục sẽ rất rắc rối. Chính vì vậy, nhiều
khách hàng vẫn không chịu nhận nhà khiến cho chủ đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn.
>>>Cấp sổ đỏ cho chung cư sẽ giảm một nửa thủ tục từ tháng 8
Mua nhà 10 - 15 năm mới được cấp sổ đỏ
Mua nhà tại chung cư 15-17 Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội) từ năm 2002 nhưng đến năm 2014 tức là sau 12 năm gia đình chị Nguyễn Thúy Minh mới được cấp nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Tương tự, gia đình anh Nguyễn Tuấn Thành – cư dân chung cư 172 Ngọc Khánh (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) đã sinh sống tại đây 13 năm nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư làm thủ tục cấp sổ.
Theo chị Nguyễn Thúy Minh, các hộ dân sinh sống tại chung cư 15-17 Ngọc Khánh đã phải rất vất vả đấu tranh với chủ đầu tư để được làm sổ đỏ. “Chúng tôi bỏ ra 5-7 tỷ đồng để mua nhà, nhiều người sốt ruột mong sớm được cấp sổ để đảm bảo về mặt quyền lợi nhưng chủ đầu tư nhiều lần viện lý do để trì hoãn Chúng tôi đã phải làm đơn cầu cứu nhiều cơ quan chức năng trong suốt một thời gian dài, cuối cùng đầu năm 2014 một số hộ dân bắt đầu được gọi lên nhận sổ đỏ.” Chị Minh nói.
Trước thực trạng mua nhà cả chục năm nhưng vẫn không được cấp sổ, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa qua đã chính thức công bố tên tuổi trên 70 doanh nghiệp có dự án nợ sổ đỏ của khách mua nhà. Trong đó, có cả những doanh nghiệp nhà nước, cả những doanh nghiệp lớn như: Vinaconex nợ cư dân Khu đô thị mới Splendora 600 sổ đỏ, Công ty Đầu tư và Phát triển nhà số 12 (Handico 12) tại Dự án Thạch Bàn Garden City (dự án này có diện tích gần 32 héc-ta); Công ty Kinh doanh và Xây dựng nhà tại Dự án Tòa nhà đa năng 131 - Thái Hà (quận
Đống Đa)…
Theo số liệu mới nhất mới được Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, năm 2014, Hà Nội dự kiến cấp 40.000 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà tại các dự án phát triển nhà ở. Thế nhưng, tính đến ngày 20/6/2014, đơn vị này mới tiếp nhận và thẩm định 14.139 hồ sơ, chỉ đạt 35,3% kế hoạch năm 2014. Việc cấp sổ đỏ không đạt kế hoạch cũng xảy ra liên tục trong những năm trước đó.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chủ đầu tư không hợp tác và thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc làm hồ sơ cấp sổ đỏ cho người mua nhà. Thậm chí, có những dự án chậm cấp sổ đỏ chính do các chủ đầu tư đã gây khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, xuất hóa đơn và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính của khách hàng, cũng như việc chậm cung cấp hồ sơ pháp lý để khách hàng hoàn tất thủ tục làm sổ đỏ. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn toan tính ‘móc túi’ khách hàng bằng cách tự đặt ra những loại ‘phí làm sổ’ hết sức vô lý….Đặc biệt hơn, có dự án chậm tiến độ, thay đổi chủ đầu tư, hoặc chủ đầu tư tự ý điều chỉnh quy hoạch, thay đổi quy mô công trình cũng khiến việc cấp sổ đỏ cho khách mua nhà gặp khó khăn.
Nghịch lý, khách hàng không muốn làm sổ
Trong khi nhiều người cư dân mong muốn được nhận sổ đỏ thì tại một số dự án khách hàng lại cố tình không muốn nhận sổ đỏ bất chấp sự nỗ lực từ phía chủ đầu tư.
Tại dự án khu đô thị mới An Hưng (Hà Đông, Hà Nội), chủ đầu tư vừa bàn giao 150 quyển sổ đỏ cho các khách hàng mua nhà. Theo chủ đầu tư, hiện dự án vẫn còn khoảng 400 căn nhà chưa nhận bàn giao nên chưa thể làm được sổ đỏ. Trong khi đó, để có thể làm được sổ đỏ cho khách hàng, chủ đầu tư đã phải nỗ lực thu xếp nguồn tiền lớn để hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước thì người dân mới được cấp sổ.
Dự án đô thị An Hưng là một trong dự án thí điểm việc tính lại tiền sử dụng đất sau khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội. Ngoài số tiền sử dụng đất đã đóng, đầu năm 2013, đô thị An Hưng phải nộp thêm cho ngân sách 116 tỷ đồng tiền bổ sung tiền sử dụng đất. Khi hoàn thành xong nghĩa vụ này, chủ đầu tư mới đủ điều kiện để làm sổ đỏ cho người mua nhà. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, nguồn tài chính eo hẹp, đây là nỗ lực rất lớn của chủ đầu tư. Điều này thể hiện trách nhiệm của chủ đầu tư với khách hàng của mình. Thế nhưng, có một thực tế đáng buồn, sau hơn 1 năm mời gọi khách hàng đến nhận nhà và làm sổ đỏ nhưng phần lớn khách hàng lại tỏ ra thờ ơ, nhiều người không muốn nhận nhà cũng không muốn làm sổ.
Ông Đỗ Nguyên Quân - Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư xây dựng An Hưng cho biết, một trong những nguyên chính của vấn đền này là do thị trường bất động sản sụt giảm mạnh trong khi đó một số nhà đầu tư đã mua tại thời điểm giá cao và hiện giờ do nguồn tài chính của khách hàng cạn kiệt. Họ không còn đủ tiền để nộp nốt cho chủ đầu tư mặc dù khoản tiền nộp chỉ còn 5-10% giá trị hợp đồng. Ngoài ra, một số khách hàng họ không muốn làm sổ ngay bởi sau này nếu có chuyển nhượng lại giấy tờ thủ tục sẽ rất rắc rối. Chính vì vậy, nhiều
khách hàng vẫn không chịu nhận nhà khiến cho chủ đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn.
>>>Cấp sổ đỏ cho chung cư sẽ giảm một nửa thủ tục từ tháng 8
Theo Thanh Châu