Người dân thủ đô 'khát' địa điểm vui chơi, giải trí
Giới trẻ Thủ đô, đặc biệt là đối tượng thiếu niên vẫn rất “khát” địa điểm vui chơi, giải trí khi quỹ đất công ngày càng eo hẹp.
- 15-01-2014Ai thôn tính Dự án khu 'đất vàng' Zone 9?
- 24-12-2013Chuyện gì sẽ diễn ra sau khi Zone 9 ngừng hoạt động?
- 16-05-2014Royal City được vinh danh Giải thưởng BĐS Châu Á Thái Bình Dương 2014
Không khó nhận ra, cứ mỗi dịp nghỉ Lễ như 1/6 hay Trung thu, tình trạng quá tải tại các trung tâm, tổ hợp giải trí trong nội đô đã trở nên quen thuộc. Hàng nghìn BĐS bỏ hoang, cả trăm dự án đắp chiếu sau khi được “xí phần”…
Lực cầu cao vút
Cách đây vài năm, khi “siêu dự án” Ecopark tại Văn Giang, Hưng Yên chưa thành hình, rất nhiều người chẳng “mặn mà” với cái gọi là “thành phố xanh” phía Đông Nam Thủ đô. Bởi lẽ, thị trường BĐS phía Bắc vẫn chỉ biết đến những dự án KĐT duyên hải, tổ hợp sinh thái đặt tại các tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng..
Xa trung tâm nội đô, giá thành lại … “trên mây”, rồi lại chuyện “lình xình” liên quan tới cưỡng chế, GPMB tại Văn Giang, Ecopark của Vihajico cũng chẳng vì thế mà “mất giá”. Lý do theo nhiều chủ nhân căn hộ ở dự án này: không gian xanh, môi trường sinh hoạt cộng đồng được tạo lập đúng nghĩa.
Điều này còn được chứng minh qua những vụ kiện tụng, “đấu tố” giữa khách hàng và chủ đầu tư khi DN “có dấu hiệu” cắt bớt đất dành cho sinh hoạt chung, tự ý chuyển đổi công năng phần diện tích dành cho tiện ích xã hội (sân chơi, vườn) nhằm cơ cấu thêm diện tích căn hộ bán.
“Lát cắt” thực tế còn rõ rệt hơn cả, khi Hà Nội vào mùa nóng (mùa cao điểm về điện, nước cũng như địa điểm giải trí “giải nhiệt”). Với đặc điểm: địa bàn càng gần trung tâm hồ Hoàn Kiếm càng ít các dự án chung cư cao tầng, người dân sinh sống tại những khu vực này tưởng chừng dễ dàng tìm được nơi sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí thiên nhiên.
Tuy vậy, ngoài những “tụ điểm” truyền thống như hồ Tây, bờ hồ Hoàn Kiếm, công viên Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo, công viên Nghĩa Đô, Dịch Vọng hay… cầu Long Biên, thanh thiếu niên Hà thành chỉ còn những lựa chọn không thực ưng ý.
Với các gia đình có trẻ nhỏ, cuối tuần là dịp đưa con đi giải trí, vui chơi. Gần thì chỉ có công viên, mặt nước. Trong số này, chỉ có công viên Thống Nhất và Nghĩa Đô khả dĩ cho trẻ em vui chơi (nhưng thường quá tải vì quá đông “khách hàng”).
Cảnh chật chội cũng diễn ra phổ biến ở những tổ hợp giải trí trong nhà như Trung tâm chiếu phim Quốc gia, MiPec, Megastar Bà Triệu, Royal City…Trẻ nhỏ muốn được chạy nhảy, vui đùa trong không gian thiên nhiên rộng mở, điểm đến sẽ là bảo tàng Dân tộc học (!), công viên nước hồ Tây, Thiên đường Bảo Sơn, Tản Đà Resort, Làng cổ Đường Lâm hoặc Bát Tràng.
Sức cung: ngóng “đại gia”?
Sau khi Royal City đi vào hoạt động chính thức, nhu cầu giải trí của giới trẻ tại khu vực Q.Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm được giải quyết đáng kể. Trong đó, phải kể tới hiệu suất đáng nể của sân băng trong nhà và rạp chiếu phim trong lòng dự án.
Không lâu sau, tới lượt Lotte “nhảy” vào khu vực BĐS tiện ích (bao gồm cả giải trí) tại địa điểm ngay gần thành phố Hoàng gia. Đáng nói, sau một thời gian ngắn, phản hồi từ khách hàng (trẻ em và thanh niên) sử dụng dịch vụ do đơn vị này cung cấp khá tích cực. Cộng thêm việc cấp tập sửa sang, nâng cấp dịch vụ mới đây của Trung tâm chiếu phim Quốc gia, dự báo tình trạng “quá tải” dịch vụ giải trí trẻ em tại Hà Nội bớt “nóng” thời gian tới.
Tuy vậy, trên đây chỉ là góc nhỏ trong “bức tranh” BĐS giải trí (mang tính tiện ích xã hội) tại Hà Nội. Còn lại, phần đông người trẻ ở Hà thành vẫn cảm thấy “tù túng” mỗi khi nghĩ tới chuyện “đi chơi đâu, xem cái gì, xa hay gần, rẻ và đắt…”.
Đơn cử, chỉ riêng không gian cho hoạt động thể dục thể thao cũng là điều bất cập lâu nay. Số lượng sân bóng đá “chính thống” để đáp ứng khách hàng chủ yếu đến từ các trường đại học, cao đẳng, đếm nhanh các sân “đắt khách” từ sáng tới 22h có: sân Bách khoa, sân Đại học Y, sân Đại học Thủy Lợi, sân Đại học Hà Nội, Đại học Quốc gia.
Phần còn lại, là những sân “dã chiến” như sân Nhà máy nước (Yên Phụ), sân Thượng Đình, sân Định Công có chất lượng kém hơn. Thế mới có chuyện, nhiều lô đất “chưa sử dụng” ở khu vực dọc đường Lê Quang Đạo, Phạm Hùng được người ta tranh thủ quây tôn, dựng lưới, kẻ vạch để cho thuê .Hiệu quả bước đầu thật ấn tượng (và sau đó bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt).
Người trẻ hiện nay còn có nhu cầu rất lớn về… chụp ảnh, dã ngoại cắm trại. Đáp ứng nhu cầu này, chỉ gói gọn chủ yếu trong các địa chỉ: LoveGarden (Lạc Long Quân, Tây Hồ), HTX Zone9, làng cổ Đường Lâm, Việt phủ Thành Chương, hồ Đại Lải…đang dần trở nên nhàm chán (!).
Ít vốn, khả năng huy động vốn từ ngân hàng (vay) đang là điều DN, nhà đầu tư BĐS phải tư duy giải quyết. Nhưng với những cơ hội sinh lợi rõ rệt (tỷ lệ rủi ro gần như bằng 0) kiểu như BĐS giải trí ở Hà Nội, việc nắm bắt đúng lúc sẽ quyết định thành bại của kinh doanh địa ốc.
>> Giới trẻ hối hả đến Zone 9 trong ngày cuối cùng mở cửa
Lực cầu cao vút
Cách đây vài năm, khi “siêu dự án” Ecopark tại Văn Giang, Hưng Yên chưa thành hình, rất nhiều người chẳng “mặn mà” với cái gọi là “thành phố xanh” phía Đông Nam Thủ đô. Bởi lẽ, thị trường BĐS phía Bắc vẫn chỉ biết đến những dự án KĐT duyên hải, tổ hợp sinh thái đặt tại các tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng..
Xa trung tâm nội đô, giá thành lại … “trên mây”, rồi lại chuyện “lình xình” liên quan tới cưỡng chế, GPMB tại Văn Giang, Ecopark của Vihajico cũng chẳng vì thế mà “mất giá”. Lý do theo nhiều chủ nhân căn hộ ở dự án này: không gian xanh, môi trường sinh hoạt cộng đồng được tạo lập đúng nghĩa.
Điều này còn được chứng minh qua những vụ kiện tụng, “đấu tố” giữa khách hàng và chủ đầu tư khi DN “có dấu hiệu” cắt bớt đất dành cho sinh hoạt chung, tự ý chuyển đổi công năng phần diện tích dành cho tiện ích xã hội (sân chơi, vườn) nhằm cơ cấu thêm diện tích căn hộ bán.
“Lát cắt” thực tế còn rõ rệt hơn cả, khi Hà Nội vào mùa nóng (mùa cao điểm về điện, nước cũng như địa điểm giải trí “giải nhiệt”). Với đặc điểm: địa bàn càng gần trung tâm hồ Hoàn Kiếm càng ít các dự án chung cư cao tầng, người dân sinh sống tại những khu vực này tưởng chừng dễ dàng tìm được nơi sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí thiên nhiên.
Tuy vậy, ngoài những “tụ điểm” truyền thống như hồ Tây, bờ hồ Hoàn Kiếm, công viên Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo, công viên Nghĩa Đô, Dịch Vọng hay… cầu Long Biên, thanh thiếu niên Hà thành chỉ còn những lựa chọn không thực ưng ý.
Giới trẻ Thủ đô, đặc biệt là đối tượng thiếu niên vẫn rất “khát” địa điểm vui chơi, giải trí khi quỹ đất ngày càng eo hẹp.
Với các gia đình có trẻ nhỏ, cuối tuần là dịp đưa con đi giải trí, vui chơi. Gần thì chỉ có công viên, mặt nước. Trong số này, chỉ có công viên Thống Nhất và Nghĩa Đô khả dĩ cho trẻ em vui chơi (nhưng thường quá tải vì quá đông “khách hàng”).
Cảnh chật chội cũng diễn ra phổ biến ở những tổ hợp giải trí trong nhà như Trung tâm chiếu phim Quốc gia, MiPec, Megastar Bà Triệu, Royal City…Trẻ nhỏ muốn được chạy nhảy, vui đùa trong không gian thiên nhiên rộng mở, điểm đến sẽ là bảo tàng Dân tộc học (!), công viên nước hồ Tây, Thiên đường Bảo Sơn, Tản Đà Resort, Làng cổ Đường Lâm hoặc Bát Tràng.
Sức cung: ngóng “đại gia”?
Sau khi Royal City đi vào hoạt động chính thức, nhu cầu giải trí của giới trẻ tại khu vực Q.Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm được giải quyết đáng kể. Trong đó, phải kể tới hiệu suất đáng nể của sân băng trong nhà và rạp chiếu phim trong lòng dự án.
Không lâu sau, tới lượt Lotte “nhảy” vào khu vực BĐS tiện ích (bao gồm cả giải trí) tại địa điểm ngay gần thành phố Hoàng gia. Đáng nói, sau một thời gian ngắn, phản hồi từ khách hàng (trẻ em và thanh niên) sử dụng dịch vụ do đơn vị này cung cấp khá tích cực. Cộng thêm việc cấp tập sửa sang, nâng cấp dịch vụ mới đây của Trung tâm chiếu phim Quốc gia, dự báo tình trạng “quá tải” dịch vụ giải trí trẻ em tại Hà Nội bớt “nóng” thời gian tới.
Tuy vậy, trên đây chỉ là góc nhỏ trong “bức tranh” BĐS giải trí (mang tính tiện ích xã hội) tại Hà Nội. Còn lại, phần đông người trẻ ở Hà thành vẫn cảm thấy “tù túng” mỗi khi nghĩ tới chuyện “đi chơi đâu, xem cái gì, xa hay gần, rẻ và đắt…”.
Đơn cử, chỉ riêng không gian cho hoạt động thể dục thể thao cũng là điều bất cập lâu nay. Số lượng sân bóng đá “chính thống” để đáp ứng khách hàng chủ yếu đến từ các trường đại học, cao đẳng, đếm nhanh các sân “đắt khách” từ sáng tới 22h có: sân Bách khoa, sân Đại học Y, sân Đại học Thủy Lợi, sân Đại học Hà Nội, Đại học Quốc gia.
Phần còn lại, là những sân “dã chiến” như sân Nhà máy nước (Yên Phụ), sân Thượng Đình, sân Định Công có chất lượng kém hơn. Thế mới có chuyện, nhiều lô đất “chưa sử dụng” ở khu vực dọc đường Lê Quang Đạo, Phạm Hùng được người ta tranh thủ quây tôn, dựng lưới, kẻ vạch để cho thuê .Hiệu quả bước đầu thật ấn tượng (và sau đó bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt).
Người trẻ hiện nay còn có nhu cầu rất lớn về… chụp ảnh, dã ngoại cắm trại. Đáp ứng nhu cầu này, chỉ gói gọn chủ yếu trong các địa chỉ: LoveGarden (Lạc Long Quân, Tây Hồ), HTX Zone9, làng cổ Đường Lâm, Việt phủ Thành Chương, hồ Đại Lải…đang dần trở nên nhàm chán (!).
Ít vốn, khả năng huy động vốn từ ngân hàng (vay) đang là điều DN, nhà đầu tư BĐS phải tư duy giải quyết. Nhưng với những cơ hội sinh lợi rõ rệt (tỷ lệ rủi ro gần như bằng 0) kiểu như BĐS giải trí ở Hà Nội, việc nắm bắt đúng lúc sẽ quyết định thành bại của kinh doanh địa ốc.
>> Giới trẻ hối hả đến Zone 9 trong ngày cuối cùng mở cửa
Theo Song Hà