MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người Nhật chán đồ 'made in Japan'

21-11-2013 - 14:34 PM |

Theo kết quả nhiều cuộc khảo sát, ngày càng nhiều người tiêu dùng Nhật ngoảnh mặt với hàng hóa sản xuất trong nước và chuyển sang hàng do Trung Quốc sản xuất.

Tại cửa hàng chuyên về nội thất văn phòng - được sản xuất tại Nhật, tọa lạc ở Taito, ngoại ô Tokyo, người bán Makoto Miyazaki thề rằng: "các mặt hàng đó tốt hơn loại Trung Quốc sản xuất vì nó được đóng chắc chắn hơn". 

Tuy nhiên, dù ông Miyazaki nhiệt tình giải thích với khách hàng về việc tại sao họ nên mua hàng sản xuất tại Nhật với giá cao hơn 30-50% thì những món hàng sản xuất ở Trung Quốc vẫn bay vèo vèo khỏi kệ, dẫn tới một số trường hợp khách hàng phải chờ tới ba tháng.

Ông Miyazaki, trong độ tuổi 40, biết không phải chỉ có mình ông phải đối mặt với vấn đề này. Hiện, ngày càng nhiều người tiêu dùng Nhật mua hàng không phải "made in Japan" (sản xuất tại Nhật), các cuộc khảo sát riêng rẽ cho thấy.

Giá cả quan trọng hơn các yếu tố khác khi người tiêu dùng quyết định mua hàng, với 61% trong tổng số 7.000 người tham gia cuộc khảo sát của Cơ quan các vấn đề tiêu dùng Nhật trả lời như vậy khi kết quả khảo sát được công bố vào tháng 7 vừa qua.

Ông Nobuyuki Ota, Giám đốc điều hành Matsuya, một trung tâm mua sắm lớn ở Tokyo, có quan điểm khác về vấn đề này. Ông Ota nói, vấn đề ở đây là, các nhân viên bán hàng không đủ nhiệt tình để giải thích về chất lượng hàng sản xuất tại Nhật cho người mua. "Các nhân viên bán hàng thường chỉ xin lỗi...vì giá hàng sản xuất ở Nhật cao hơn trong khi đáng lẽ họ phải giải thích rằng vì sao nó tốt hơn".

Các ông chủ bán lẻ cần đào tạo nhân viên nhấn mạnh vào nét đặc biệt của hàng sản xuất ở Nhật, như vật liệu được sử dụng tốt hơn, lý giải việc tại sao giá nó cao hơn, ông Ota nói thêm.

Xu hướng trên đã phát triển từ vài năm gần đây. Bộ Kinh tế, thương mại và Công nghiệp (Meti) năm 2010 cảnh báo về sức hút ngày càng giảm của Kokusan - hàng sản xuất trong nước, nhãn hiệu trong việc ra giá cao hơn.

Người tiêu dùng từng chỉ mua hàng gia dụng và các sản phẩm chế tạo tại Nhật giờ không còn cầu kỳ như trước nữa, Meti cho hay. Ngay cả những người mua thực phẩm - đã từ lâu quen với các sản phẩm trồng ở Nhật có giá cao hơn, cũng đang chuyển hướng mua sắm.

Khảo sát của Trung tâm dịch vụ thông tin thịt Nhật hồi cuối năm ngoái cho thấy, hơn 40% số người trả lời cho biết, giá cả phải chăng là yếu tố then chốt trong việc mua thịt gà và thịt lợn, nhiều gấp đôi so với 20% số người nói sẽ ưu tiên mua thịt trong nước.

Những lo ngại về vấn đề không dứt này, tiếp sau vụ động đất và sóng thần tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, cũng góp phần vào việc nhiều người Nhật chấp nhận thịt nhập khẩu hơn. Hiện, thịt nhập khẩu từ Mỹ và Brazil chiếm thị phần lớn tại Nhật do người dùng nước này còn lo ngại về vụ bánh bao đông lạnh của Trung Quốc làm nhiều người Nhật đổ bệnh vào năm 2007 và 2008.

Về thị trường đồ gia dụng, Meti cho biết, các sản phẩm chế tạo ở Nhật đang mất dần thị phần vào tay các nhãn hàng Trung Quốc như Haier, và LG của Hàn Quốc, những hãng có sản phẩm giá cạnh tranh, thiết kế đẹp.

Nhà phân tích về hành vi người tiêu dùng Koji Matsushita của đại học Chuo tin rằng internet đã góp phần vào xu hướng này.

Mỗi tháng, hơn 45 triệu người vào trang web kakaku.com để so sánh giá và kiểm tra thứ hạng, bình phẩm về sản phẩm, từ máy tính tới quần áo, xe hơi, thực phẩm trước khi mua hàng trên mạng hoặc tới cửa hàng.

Theo Hoài Linh

thuyntt

Vietnamnet

Trở lên trên