Nhà đầu tư Singapore “nhòm ngó” thị trường BĐS Việt Nam
Ngày 30/5, Tập đoàn Đầu tư Tư vấn BĐS Quốc tế SLP Group (Singapore) đã làm việc với Hiệp hội bất động sản Việt Nam và thăm một số dự án để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Đại diện SLP đã đặt vấn đề muốn tìm hiểu về tình hình thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư vào các dự án thuộc phân khúc nhà ở, khu công nghiệp, văn phòng cho thuê. Đặc biệt, đón đầu cơ hội từ chính sách mở cửa cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Chính phủ. Tại Singapore thị trường BĐS gần như bão hòa, trong khi đó quỹ đất hạn hẹp, thậm chí không còn. Các nhà đầu tư muốn tồn tại, phát triển phải chuyển hướng, mở rộng thị trường ra nước ngoài, trong đó Việt Nam là một đích nhắm.
Giám đốc điều hành SLP – bà Tricia Teo cho biết: Giá nhà đất tại Việt Nam được cho là hấp dẫn hơn và cân đối với nguồn tiền đầu tư của doanh nghiệp bỏ ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nước ngoài thường sẵn có nguồn vốn, quỹ đầu tư BĐS riêng, có chiến lược phát triển rõ ràng, đội ngũ chuyên nghiệp.
Bà Tricia Teo cho biết thêm, ngoài việc sang tìm hiểu về thị trường này, phía doanh nghiệp SPL cũng mong muốn tìm kiếm các dự án để hợp tác đầu tư phát triển tiếp; hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho đội ngũ, nhân lực BĐS Việt Nam, giúp tư vấn trong vấn đề thu hút, kêu gọi vốn đầu tư cho dự án, định hướng phát triển các dự án, các loại hình sản phẩm.
Ghi nhận sự hợp tác này, ông Trần Ngọc Quang - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam chia sẻ, giới thiệu cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam cho các nhà đầu tư đến từ Singapore: “Thị trường Việt Nam tuy đã phát triển một thời gian song chưa thực sự được ổn định. Mọi dự đoán về thị trường chưa thể chắc trong tương lai. Nhưng có thể khẳng định đây là một thị trường có nhiều tiềm năng”.
Nếu tìm hiểu kĩ về chiến lược nhà ở của Bộ Xây dựng, nhu cầu của đại đa số người dân và tốc độ phát triển đô thị thì sẽ thấy rất rõ những tiềm năng. Bởi thực tế, một thời gian dài vừa qua do yếu tố khách quan và chủ quan, vai trò điều hành của Nhà nước đối với thị trường chưa rõ nét, công cụ chưa được sử dụng tối đa. Bản thân các doanh nghiệp BĐS chưa hoạt động chuyên nghiệp, còn thiếu năng lực. Bình quân số vốn doanh nghiệp 2012 mới chỉ 45 tỷ đồng.
Trong khi đó, bản thân hoạt động của thị trường chưa chuyên nghiệp, cộng thêm chủ quan về quy hoạch, dư thừa hàng hóa một số phân khúc, dẫn đến tình trạng đóng băng như thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chính khó khăn đó lại là cơ hội phát triển của BĐS trong tương lai, thị trường sẽ phát triển bền vững. Đặc biệt, thiếu sót của doanh nghiệp Việt Nam còn ở việc phát triển dự án, hoạt động phân phối.
“Việc hợp tác đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn là rất quan trọng đối với thị trường BĐS Việt Nam thời điểm này. Đồng thời đây cũng là cơ hội lý tưởng để các doanh nghiệp nước ngoài tham gia, bắt tay vào thị trường BĐS Việt Nam” – ông Quang nói.
Giám đốc điều hành SLP – bà Tricia Teo cho biết: Giá nhà đất tại Việt Nam được cho là hấp dẫn hơn và cân đối với nguồn tiền đầu tư của doanh nghiệp bỏ ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nước ngoài thường sẵn có nguồn vốn, quỹ đầu tư BĐS riêng, có chiến lược phát triển rõ ràng, đội ngũ chuyên nghiệp.
Bà Tricia Teo cho biết thêm, ngoài việc sang tìm hiểu về thị trường này, phía doanh nghiệp SPL cũng mong muốn tìm kiếm các dự án để hợp tác đầu tư phát triển tiếp; hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho đội ngũ, nhân lực BĐS Việt Nam, giúp tư vấn trong vấn đề thu hút, kêu gọi vốn đầu tư cho dự án, định hướng phát triển các dự án, các loại hình sản phẩm.
Ghi nhận sự hợp tác này, ông Trần Ngọc Quang - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam chia sẻ, giới thiệu cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam cho các nhà đầu tư đến từ Singapore: “Thị trường Việt Nam tuy đã phát triển một thời gian song chưa thực sự được ổn định. Mọi dự đoán về thị trường chưa thể chắc trong tương lai. Nhưng có thể khẳng định đây là một thị trường có nhiều tiềm năng”.
Nếu tìm hiểu kĩ về chiến lược nhà ở của Bộ Xây dựng, nhu cầu của đại đa số người dân và tốc độ phát triển đô thị thì sẽ thấy rất rõ những tiềm năng. Bởi thực tế, một thời gian dài vừa qua do yếu tố khách quan và chủ quan, vai trò điều hành của Nhà nước đối với thị trường chưa rõ nét, công cụ chưa được sử dụng tối đa. Bản thân các doanh nghiệp BĐS chưa hoạt động chuyên nghiệp, còn thiếu năng lực. Bình quân số vốn doanh nghiệp 2012 mới chỉ 45 tỷ đồng.
Trong khi đó, bản thân hoạt động của thị trường chưa chuyên nghiệp, cộng thêm chủ quan về quy hoạch, dư thừa hàng hóa một số phân khúc, dẫn đến tình trạng đóng băng như thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chính khó khăn đó lại là cơ hội phát triển của BĐS trong tương lai, thị trường sẽ phát triển bền vững. Đặc biệt, thiếu sót của doanh nghiệp Việt Nam còn ở việc phát triển dự án, hoạt động phân phối.
“Việc hợp tác đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn là rất quan trọng đối với thị trường BĐS Việt Nam thời điểm này. Đồng thời đây cũng là cơ hội lý tưởng để các doanh nghiệp nước ngoài tham gia, bắt tay vào thị trường BĐS Việt Nam” – ông Quang nói.
Theo Nguyên Hà