MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà ở xã hội thiếu nhiều, vì sao doanh nghiệp vẫn thờ ơ?

Có tới 1/3 người dân thành phố lớn đang gặp khó khăn về nhà ở. Trong khi đó, số lượng nhà ở xã hội lại đang thiếu ở hầu hết các đô thị lớn.

Tóm tắt

Theo nhiều chuyên gia nhận định, Thị trường nhà ở xã hội hiện nay rất tiềm năng, nhưng vẫn chưa thực sự thành công vì còn vướng khá nhiều rào cản.

Tuy nhiên, nếu có chiến lược phát triển hợp lý, doanh nghiệp vẫn có thể thành công với dòng sản phẩm này.


Nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ

“Nhà ở xã hội vẫn chưa được đầu tư đúng mức” - Đây  là một trong những nội dung được các đại biểu nhận xét thẳng thắn tại Hội thảo “Thực trạng, tiềm năng, giải pháp và định hướng phát triển thị trường bất động sản (BĐS) TPHCM giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030” do Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức vừa qua.

Theo Ban Chủ nhiệm đề án, việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua được đánh giá là thất bại căn cứ theo kết quả khiêm tốn khi tổng kết các chương trình nhà ở trọng điểm của Thành phố. Thực tế cho thấy, tính đến tháng 10/2015, số lượng căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội chưa tới 7.000 căn và tính đến năm 2017, số lượng trên vẫn chưa đạt mốc 20.000 căn.

Đây là con số quá nhỏ so với nhu cầu thực tế của 1/3 cư dân thành phố đang gặp khó khăn về nhà ở. TP.HCM là nơi dân số đông nhất cả nước với hơn 10 triệu dân, trong đó có khoảng 2 triệu lao động nhập cư và khoảng 50.000 cặp đôi mới kết hôn hàng năm nằm trong độ tuổi cần mua nhà.

Qua so sánh giữa cung và cầu, số lượng nhà ở dành cho nhóm khách hàng này rõ ràng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết. Đặc biệt, TP.HCM hiện cần khoảng 130.000 căn NƠXH và thu nhập thấp.

Nhiều chuyên gia bất động sản nhận định việc phát triển NOXH chưa được nhiều doanh nghiệp tham gia là do gặp quá nhiều khó khăn.

Theo Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA), trước đây nhiều DN xin chuyển đổi từ dự án thương mại sang dự án NƠXH để xử lý hàng tồn kho, nợ xấu và giảm lỗ, cắt lỗ. Họ xếp hàng xin duyệt dự án. Tuy nhiên, do gặp khó khăn, thủ tục rườm rà nên nhiều DN xin rút lại hồ sơ, vì chờ đợi lâu, mất cơ hội

Điển hình như Công ty Cổ phần 584 chủ động xin rút dự án Trịnh Đình Trọng (quận Tân Phú) ra khỏi chương trình NƠXH. Bên cạnh đó, nhiều DN không mặn mà, bởi theo quy định doanh nghiệp được miễn tiền sử dụng đất, giảm thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp… nhưng lợi nhuận bằng giá kiểm toán cộng với không quá 10% biên độ lợi nhuận.

Vẫn có doanh nghiệp lãi tốt nhờ NOXH

Tuy nhiên, vẫn còn đó những doanh nghiệp tâm huyết với nhà xã hội. Nếu có chiến lược phát triển hợp lý, doanh nghiệp vẫn có thể thành công với dòng sản phẩm này.

Câu chuyện bắt nguồn từ 2 năm trước khi thị trường đóng băng, nhà nước có chủ trương phát triển NƠXH. Công ty Địa ốc Hoàng Quân(HQC) đã xin chuyển dự án Sovrano Plaza thành dự án nhà xã hội HQC Plaza. Sau đó, công ty này đã khởi công dự án hồi tháng 11 năm 2013 đến nay gần như 1.735 căn hộ của HQC Plaza đã được bán hết, tạo được sức hút của trên thị trường, người dân đánh giá cao.

Hay như câu chuyện ở Thủ Đô JSC và Viglacera tại khu vực phía Bắc. Trong khi Viglacera là tổng công ty nhà nước có lợi thế về quỹ đất, và vật liệu xây dựng đã khởi công và xây dựng đồng loại nhiều dự án như KĐT Đặng Xá, KĐT Tây Mỗ,…đã hoàn thành và bàn giao khoảng 2.500 căn nhà xã hội, KĐT Đặng Xá được người dân đánh giá cao, thì Thủ Đô JSC cũng là công ty mới những đã hoàn thành dự án nhà xã hội khang trang là Ecohome 1.

Trong khi đó, sau khi thành công với HQC Plaza, Hoàng Quân đang đẩy mạnh phát triển nhà xã hội. Hiện công ty đang sở hữu 5 dự án NƠXH tại TP. HCM bao gồm HQC Plaza, HQC Hóc Môn, HOF-HQC Hồ Học Lãm, HQC An Phú Tây, HQC Bình Trưng Đông và đang triển khai 7 dự án ở các tỉnh thành khác như HQC Nha Trang, HQC Phú Tài, HQC Bình Minh, HQC Hàm Kiệm, HQC Tây Ninh, HQC Cần Thơ,…

Theo chia sẻ của ông Trương Anh Tuấn, chủ tịch HQC mục tiêu của công ty là tạo ra 15.000 căn nhà xã hội, không những vì lợi ích của doanh nghiệp mà còn đem lại an cư cho cộng đồng, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, góp phần an sinh xã hội cho địa phương. Năm qua, mảng doanh thu của HQC từ nhà xã hội khá ấn tượng, với 1.600 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 160 tỷ đồng. “Đây là lợi nhuận thực tế chứ không phải là con số ảo như phân khúc khác bởi khống chế 10% theo quy định nhà nước” ông Trương Anh Tuấn nhận định.

Đây chính là chìa khóa thành công của HQC trong năm qua, cho thấy doanh nghiệp này cũng đang đi đúng hướng, với doanh số ấn tượng đạt gần 3.000 căn trong bối cảnh nhà xã hội vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Bình An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên